Xu hướng nuôi tôm thâm canh ngày một phổ biến hơn giúp tăng tối đa thu nhập cũng như đa dạng hóa đối tượng nuôi và để phòng ngừa rủi ro. Trong đó mô hình nuôi ghép cá rô phi cùng với tôm nước lợ đang dần là xu hướng chung trong nuôi trồng thủy sản.
Những ao nuôi có khả năng chống lại các loại dịch bệnh, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước khi tiến hành nuôi ghép tôm cùng cá rô phi. Nuôi kết hợp sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh giữa hai loài thủy sản. Tận dụng được lượng thức ăn thừa, chất thải hữu cơ trong ao. Trong điều kiện môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra hiệu quả từ việc nuôi tôm kết hợp với thả cá rô phi còn giúp xử lý nguồn nước vô cùng hiệu quả.
Lợi ích từ mô hình nuôi ghép cá rô phi với tôm
Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, bà con có thể nuôi ghép cá rô phi với tôm theo 4 cách sau:
- Nuôi tôm ghép chung với cá rô phi.
- Dùng lồng lưới nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm.
- Nuôi cá rô phi ở một ao riêng sau đó lấy nước ao cá rô phi cấp cho ao tôm.
- Nuôi cá rô phi ở một ao riêng sau đó lấy nước ao cá rô phi cấp cho ao tôm. Và có bổ sung cá rô phi vào ao tôm.

Do đó mô hình được nhiều bà con lựa chọn hiện nay là nuôi cá rô phi trong vèo lưới và đặt trong ao tôm. Chi phí để làm vèo lưới không cao, lại dễ quản lý lượng thức ăn cho tôm, cá rô phi. Đặc biệt không làm mất tác dụng lọc nước của cá. Cá rô phi giúp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm, ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh. Giúp giảm tỉ lệ tôm chết, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho người nuôi.
Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế
Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải). Đây được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi được áp dụng trên 2 đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hình thức gồm:
- Nuôi mật độ thưa
- Nuôi xen ghép cá rô phi trong ao tôm, ương san
- Thả nuôi cuốn chiếu (thả giống từng đợt)
Việc thả cá rô phi nhằm xử lý nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường. Hạn chế dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào ao nuôi.
Lợi nhuận từ nuôi tôm kết hợp
Đối với tôm sú, thời gian nuôi thường kéo dài từ 5 – 6 tháng. Mật độ thả: 20 – 30/m2. Năng suất thu hoạch đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha. Người nuôi có lợi nhuận từ 200 – 300 triệu đồng/ha. Cá biệt có hộ đạt năng suất 6 tấn/ha, lợi nhuận trên 500 triệu đồng.

Đối với tôm thẻ chân trắng, thời gian nuôi ngắn hơn (từ 3 – 3,5 tháng). Mật độ thả dày hơn tôm sú (từ 50 – 100 con/m2). Năng suất thu hoạch đạt từ 6 – 10 tấn/ha. Lợi nhuận người nuôi thu được từ 400 – 600 triệu đồng/ha/vụ. Cá biệt có hộ đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ 500 – 600 triệu đồng/ha.
Hiệu quả kỹ thuật xử lý nguồn nước
Theo nhiều nông dân, việc nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nước cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Thái Hòa (ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) chia sẻ: Từ khi tham quan các mô hình nuôi tôm kết hợp với cá rô phi để xử lý nguồn nước. Nhiều hộ áp dụng theo và đều rất trúng. Riêng gia đình tôi, vụ tôm năm nay sẽ sử dụng tất cả 6 ao. Với 2ha áp dụng kỹ thuật nuôi tôm kết hợp cá rô phi”.
Từ hiệu quả của mô hình này, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đang khuyến cáo nhân rộng trong các hộ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.