Từ trước đến nay, chúng ta thường có quan điểm rằng dinh dưỡng khác với nước. Nhưng thực chất, nước là một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho mọi sinh vật sống, bao gồm cả gà. Nước không chỉ giúp động vật hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn mà còn giúp cơ thể loại bỏ độc tố, cho phép các tế bào hoạt động tốt. Vì vậy, muốn nuôi gà thành công, bạn không thể bỏ qua việc cung cấp đủ nhu cầu nước cho gà sử dụng ngay từ đầu.
Mô hình chăn nuôi gà đang phát triển từng ngày. Xu hướng công nghiệp hóa với nhiều tiến bộ khoa học không ngừng được chuyển giao cho chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi người chăn nuôi phải giám sát nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong chăn nuôi gà để đạt lợi nhuận tối đa. Một trong những vấn đề đó là quản lý và sử dụng nước, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn nước cho gà cũng cần quan tâm.
Gà cần nguồn nước sạch mỗi ngày
Giống như hầu hết các loài vật khác, gà đòi hỏi một nguồn cung cấp nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên, đa phần người chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng thường không lưu ý tới việc cung cấp đủ nước cho gà. Trung bình, gà sẽ cần một lượng nước khoảng 50 ml/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày. Gà có trọng lượng nhỏ hơn sẽ cần ít nước hơn và gà lớn hơn sẽ cần nhiều lượng nước hơn.

Tuy nhiên với gà đẻ chúng cần thêm 100 ml mỗi ngày nữa để sản xuất trứng. Nên tổng cộng mỗi con gà mái đang đẻ trứng cần 200 ml nước sạch mỗi ngày. Khi thời tiết ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút. Và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường.
Hàng ngày gà đưa vào cơ thể 5 – 10% khối lượng nước so với khối lượng cơ thể thông qua thức ăn và uống. Tuy nhiên nếu nước không đảm bảo tiêu chuẩn hóa lý và vi sinh, có thể gây tiêu chảy và bệnh tật cho vật nuôi, bởi nước uống cũng rất quan trọng, tương đương với thức ăn đối với chăn nuôi mà người nuôi chưa đánh giá đúng để mang lại hiệu quả tốt cho chăn nuôi. Ngoài ra, nước giúp cải thiện chất lượng thịt gà. Giúp thịt gà khi được xuất ra thị trường đạt được độ thơm ngon vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm khác ngoài thị trường.
Hạn chế sự lây lan dịch bệnh của gà
Nước còn giúp hạn chế sự lây lan các dịch bệnh của gà. Mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho người nuôi. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch giúp vệ sinh chuồng trại tốt; bảo vệ môi trường và đảm bảo tốt sức khỏe cho người chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi của các trang trại sẽ diễn ra ổn định hơn khi nguồn nước sử dụng đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn.
Tác hại khi không cung cấp đủ nhu cầu nước cho gà
Đối với gà thịt thả vườn nuôi nhốt với mật độ thưa và gà đẻ, cứ cắt nước 12h sẽ có những biểu hiện giảm năng suất, giảm đẻ, không sinh trưởng và phát triển. Cắt nước 36h có xuất hiện gà chết và bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Nếu gà bị cắt nước 36 – 40h và cho uống nước trở lại có hiện tượng “say” hay ngộ độc nước dẫn đến chết.

Với gà công nghiệp, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà. Gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước. Thậm chí thiếu 10% nước uống, gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.
Theo một xét nghiệm, cơ thể gà chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các phản ứng ôxy hóa chất dinh dưỡng (khi trao đổi 1 g chất béo tạo ra 1,2 g nước, 1g chất protein tạo ra 0,62 g nước, 1 g chất glucid tạo ra 0,5 g nước). Lượng nước này quá ít so với nhu cầu của cơ thể. Nên hàng ngày gà phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn uống. Trong khi thức ăn của gà là thức ăn khô, chỉ chứa 8 – 12% nước. Vì vậy gà phải được uống nước tự do, liên tục hàng ngày.
Yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của gà
Bình thường lượng nước được tính theo lượng thức ăn thu nhận. Cứ 1kg thức ăn thì cần 2 lit nước. Tuy nhiên tỷ lệ này trên thực tế luôn có sự biến động lớn do:
Cơ cấu thức ăn, nhiệt độ môi trường
– Tăng tỉ lệ protein trong thức ăn.
– Thức ăn dạng mảnh và dạng viên cũng làm tăng lượng nước thu vào so với thức ăn dạng bột.
– Lượng muối trong thức ăn cũng làm tăng tiêu thụ nước.
– Nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý nước uống cho gà. Theo những nghiên cứu trên toàn thế giới cho biết: Ở trên 21ºc ngoại trừ gà con úm và gà tây, với gà thịt tiêu thụ nước cứ tăng 1ºC thì lượng nước cần cung cấp thêm 7% nước. Với gà đẻ ở 21ºc chúng tiêu thụ khoảng 150 – 300 lít nước trên 1000 gà.
– Ngoài ra máng uống cũng có ảnh hưởng tới nhu cầu thức ăn và nước uống của gia cầm. Sử dụng máng nước truyền thống có mức độ tiêu tốn thức ăn và nước uống cao nhất. Mật độ gà/1 núm uống cũng ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nước.
Chất lượng nước cũng ảnh hưởng nhu cầu nước của gà
Chất lượng nước khác nhau cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ nước cũng như hiệu quả chăn nuôi gà. Nước uống cho gia cầm cần có chất lượng tốt không màu, không mùi, không vị. Nếu nước có những đặc điểm khác thì nên xem xét có nên cho gà uống hay không. Sau đây là một số mẫu nước không nên sử dụng cho gà:
– Về màu của nước
- Nước có màu đỏ, nâu hoặc đen: cho thấy trong nước có Fe, Mangan với nồng độ cao
- Nước có màu vàng: Trong nước có chứa than bùn
- Nước có màu xanh: trong nước có chứa Cu với hàm lượng nhất định.

– Mùi của nước cũng ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà
- Mùi Clo mạnh: thường là nước máy hay nước sạch dung clo để khử trùng.
- Mùi kim loại: một số kim loại ở nồng độ cao có mùi đặc trưng.
- Mùi trứng thối: có sự phân hủy vi sinh vật yếm khí trong nước .
- Mùi mốc: chỉ với một hàm lượng nhỏ mốc cũng có thể tạo ra mùi đặc trưng này.
– Lượng muối và PH của nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng nước để pha thuốc, vaccine cho gà uống.
Tạo ra nguồn nước hợp tiêu chuẩn nuôi gà
Như vậy việc lựa chọn nguồn nước phù hợp và đảm bảo lượng nước cho gà luôn đủ dùng là một yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp. Giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ những khâu đơn giản giúp cải người chăn nuôi thành công. Để tạo ra nguồn nước hợp tiêu chuẩn không khó khăn và tốn kém nhiều. Chỉ cần quan tâm đúng mức và có phương pháp phù hợp tùy theo điều kiện sẽ giải quyết được vấn. Để làm việc đó, trước hết phải xác định nguồn nước uống tách riêng khỏi mục đích khác để giảm nhẹ khối lượng cần xử lý. Đưa đi phân tích tại trung tâm nước sạch để biết thành phần hóa lý. Tìm phương pháp xử lý tiếp theo theo chuyên gia tư vấn.