Từ xưa đến nay, gia súc gia cầm là những con vật được nhiều người lựa chọn chăn nuôi. Bởi chăn nuôi gia cầm gia súc có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho người nuôi. Giữa gia súc và gia cầm thì gia cầm được nuôi nhiều hơn. Ở gia cầm thì gà là con vật được chăn nuôi nhiều hơn so với các con vật khác. Đối với gà, ngoài việc chăn nuôi gà để bán thịt, trứng thì họ còn nuôi gà nhằm mục đích để đá chọi. Khi nuôi gà chắc chắn người nuôi sẽ gặp khó khăn trong việc chữa bệnh cho gà. Các căn bệnh mà gà mắc phải rất đa dạng, cần có các phương pháp điều trị cho từng loại. Nếu gà bị phù đầu thì cách chữa trị sau đây sẽ giúp gà hết bị sưng nhanh nhất.
Cách điều trị đối với gà bị phù đầu do Coryza
Giới thiệu về bệnh

Bệnh Coryza hay còn gọi là viêm xoang truyền nhiễm hoặc sổ mũi truyền nhiễm. Đây là bệnh cấp tính do vi khuẩn Haemophilus paragalinarum gây ra. Bệnh có thể lây lan rất nhanh trong đàn trong vòng 1-2 ngày. Gia cầm mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh tuy nhiên thường xảy ra ở gia cầm trên 2 tháng tuổi và gia cầm càng lớn tuổi càng dễ nhiễm bệnh. Bệnh Coryza hay lây lan qua khu vực, dụng cụ chăn nuôi không đảm bảo. Hoặc sự tiếp xúc giữa những con trong đàn với nhau. Mật độ lây truyền cực kì nhanh nếu không cách ly kịp thời những con bệnh.
Các điều trị phù đầu do bệnh Coryza vaccine
Sử dụng những loại thuốc chữa bệnh Coryza vaccine cho gà hiện có trên thị trường như: Amoxcicylin; Erythromycin, Streptomycin, Tylosin, Dihydrostreptomycin; Flouroquinolones, Gentamycin (nên bổ sung các chất đề kháng cho gà trước khi sử dụng Gentamycin bởi loại thuốc này gây tình trạng mệt mỏi ở gà),… Sử dụng các chất làm tan đờm (rất quan trọng) bởi virus tấn công vào hệ hô hấp. Chất này hỗ trợ cho việc tan đờm tránh để gà hô hấp khó khăn, nghẹt thở.
Trường hợp ra bị phù đầu do bệnh APV
Nguyên nhân gây ra phù đầu do bệnh APV

Nguyên nhân chính gà bị phù do bệnh này gây ra là virus APV kết hợp với E. Coli. Nó xuất hiện trên gà mọi lứa tuổi, gà tây là đối tượng dễ bị bệnh nhất. Triệu chứng của căn bệnh APV này là gà khó thở, run đầu, sưng ở đầu; gà gầy đi, hay chảy nước ở mắt, mũi; gà bị đau mắt. Tỷ lệ chết cao nhưng còn phụ thuộc vào mầm bệnh kế tiếp sẽ phát sinh. Gà bị phù, gà bị phù hơi hay còn gọi là bệnh APV và bệnh coryza là một bệnh rất thường gặp ở gà mà một sư kê nên quan tâm để phòng bệnh và những biện pháp chữa bệnh tốt nhất và nhanh nhất.
Cách điều trị
Đối với chủng virus benh APV không có Vacxin APV đặc hiệu, cách điều trị bệnh APV trên gà chỉ có thể đề phòng bệnh kế phát bằng những biện pháp:
– Quan sát thường xuyên, lập tức cách ly con bệnh nghi bị nhiễm APV. Chú ý cách ly càng xa càng tốt tránh bùng phát dịch trong đàn.
– Sử dụng biện pháp khử trùng toàn bộ trang trại, dụng cụ, nguồn thức ăn nước uống.
– Sử dụng loại vacxin apv cho bệnh kế phát. Nó có nghĩa là dựa vào căn bệnh kế phát là gì để sử dụng vắc xin phù hợp.
– Cho thêm vào nguồn thức ăn, nước uống của gà các chất như men vi sinh để tăng kháng sinh. Có thể dùng Doxicycline và Amoxyline kết hợp với nhau.
– Chú ý bà con chỉ áp dụng trong thời gian 3 ngày đến 5 ngày. Bởi vì khi sử dụng thuốc kháng sinh lâu dễ làm gà mệt mỏi.