Giống với con người, thủy sản cũng cần những chất dinh dưỡng nhất định để phát triển toàn vẹn. Trong đó, protein và acid amin là hai loại chất dinh dưỡng không thể thiếu ở thủy sản. Chủ nuôi cần biết cách cung cấp cho thủy sản lượng dinh dưỡng này một cách phù hợp. Hiện nay, đã có các căn bệnh ở thủy sản với nguyên nhân do thiếu protein và acid amin gây ra. Từ đó, chất lượng thủy sản không đạt được tiêu chuẩn và có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bài viết sau là tổng hợp các thông tin cơ bản về bệnh thiếu protein và acid amin ở thủy sản, đừng vội bỏ qua để nắm vững kiến thức cần thiết này nhé!
Protein và Acid amin là gì?

Protein là phân tử sinh học, hay đại phân tử, gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong tế bào, bao gồm các phản ứng trao đổi chất có xúc tác, sao chép DNA, đáp ứng lại kích thích, và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác.
Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào. Đây là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.
Amino acid, còn được viết là acid amin. Đây là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức amin và acid carboxylic. Cùng với một mạch bên nhất định ở mỗi amino acid. Các nguyên tố chính của amino acid là carbon, hydro, oxy, và nitơ, và một số nguyên tố khác có mặt trong mạch bên của từng amino acid.
Nguyên nhân gây bệnh

Protein là chất quan trọng để cá sinh trưởng và phát triển. Vì vậy trong các ao nuôi mật độ dày, thành phần Protein trong thức ăn không thấp hơn 40%. Để đảm bảo cho các sinh trưởng nếu ít hơn các sẽ chậm lớn. Thức ăn có 25% Protein, tốc độ tăng trọng của cá chỉ bằng 12,8% cá chho ăn thức ăn có 40% Protein. Nếu cho ăn chỉ 10% Protein cá không tăng trọng lượng.
Triệu chứng của bệnh
Trong thức ăn của cá các acid amin không cân bằng hoặc hàm lượng protein quá nhiều không những lãng phí mà còn gây tác hại cho cơ thể.
Phân bố bệnh
Cá chép: Trong thức ăn thiếu nhiều acid amine và vitamine làm cho cơ thể cá mất khả năng điều tiết sự thăng bằng. Cột sống bị cong, nghiêm trọng ảnh hưởng đến tế bào tổ chức gan và lá lách.
Đối với lươn, trong thức ăn không có Protein, cơ thể giảm trọng lượng rõ rệt. Trong thức ăn protein chiếm 8,9% trọng lượng cơ thể sẽ giảm nhẹ. Nếu trọng lượng protein trên 13,4% trọng lượng cơ tể tăng. Ngược lại tỷ lệ Protein trong thức ăn vượt quá 44,5% sự sinh trưởng và tích lũy đạm gần như không thay đổi. Và ở một mức độ nào đó có tác dụng trở ngại cho quá trình trao đổi chất.