Glucid được xem là một chất dinh dưỡng không thể thiếu ở cả người và các loại động vật. Đặc biệt đối với các loại thủy sản, glucid có vai trò quan trọng nhất định. Không những thế, ở thủy sản còn phát sinh bệnh do chất đường glucid gây nên. Vì thế có thể nói chế độ dinh dưỡng chiếm phần lớn quyết định chất lượng và sức khỏe thủy sản. Để tìm hiểu thêm về căn bệnh liên quan đến chất đường glucid này, hãy tham khảo bài viết sau đây. Từ đó bạn có thể nắm vững được kiến thức để cung cấp cho thủy sản chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, giúp loại bỏ rủi ro khi nuôi thủy sản.
Glucid là gì?

Chất glucid hay còn được biết đến là chất bột đường cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Loại chất này sẽ có vị ngọt ngọt và dạng chất xơ giúp cho việc cung cấp năng lượng được đầy đủ hơn trong quá trình cấu tạo tế bào mô hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra còn góp phần hỗ trợ cho công cuộc phát triển bộ não và hệ thần kinh. Hiện nay chất glucid còn chứa trong các loại thực phẩm như trong sắn, ngũ cốc, gạo, trái cây,…
Về vai trò của chất glucid ngoài cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động và chức năng cho cơ thể. Chất này còn sinh hóa, chuyển hóa thành mở. Không những vậy còn cấu tạo nên các tế bào mô, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Nguyên nhân gây nên bệnh liên quan chất đường Glucid
Đường (Glucid) là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật nói chung, cho loài cá nói riêng. Một gram đường ở trong cơ thể, oxy hoá sản sinh ra 4.000 calo năng lượng. Theo thống kê có khoảng 50% nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cá lấy từ sự phân giải đường trong thức ăn cung cấp. Đường trong thức ăn đầy đủ, sự phân giải mỡ trong cơ thể và lượng đạm yêu cầu cũng giảm đi. Đường còn là thành phần cấu trúc tế bào cơ thể.
Triệu chứng của bệnh

– Cơ vận động, não hoạt động cần năng lượng cung cấp từ oxy hoá đường glucogen, nhưng bản thân não dự trữ đường rất ít phải lấy từ máu nên khi thiếu đường trong máu làm cho chức năng hoạt động của máu bị tổn hại, dẫn đến co giật, hôn mê thậm chí cá có thể bị chết. Qua đó cho thấy đường trong thức ăn thiếu ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá.
– Các loại đường trong thức ăn chủ yếu là tinh bột có một ít saccarose, lactose. Đường ở trong ống tiêu hoá phân giải ra đường đơn hấp thụ vào gan. Khả năng hấp thụ các loại đường của từng loài cá. Và từng giai đoạn phát triển trong cùng loài có sự khác nhau. Cá hồi tỷ lệ tiêu hoá cellulo dưới 10%, tỷ lệ tiêu hoá các loại đường từ 20-40%. Do đó hàm lượng cellulo trong thức ăn không quá 10% tốt nhất chỉ 5-6%. Các loại đường không quá 30%, trong đó phần có thể tiêu hoá không nên thấp hơn 10%.
Theo Hoàng Trung Chí (Trung Quốc) 1983, 1985 để tăng trọng cá trắm cỏ dùng tinh bột cho ăn tốt nhất 48%. Và chứng minh khả năng hấp thụ tinh bột cao hơn nhiều so với mỡ. Nếu hàm lượng tinh bột 51,4% cá trắm sinh trưởng tốt. Từ đó suy ra nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cá trắm cỏ lấy từ đường.