Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của vịt mà có phương án thiết kế mô hình chuồng nuôi để giúp vịt thích ứng và sinh trưởng một cách tốt nhất. Đây cũng là vấn đề thắc mắc chung mà nhiều nhà nông tìm hiểu và quan tâm. Bởi vì mỗi giai đoạn khác nhau vịt đều cần phải được chăm chút về mặt chuồng trại và cách chăm sóc riêng, do vậy người chăn nuôi cần phải bổ sung kiến thức để linh hoạt hơn trong việc chọn chuồng phù hợp nhất. Những thông tin cần thiết về vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể và dễ hiểu nhất qua bài viết sau đây, hãy cùng tham khảo và vận dụng khi cần thiết nhé!
Những điều cần chú ý khi làm chuồng nuôi vịt
Làm chuồng nuôi vịt muốn hiệu quả nhất, giúp vịt khỏe mạnh, phát triển tốt cần lưu ý những điều sau:
– Làm chuồng theo loại vịt nuôi. Bạn nuôi vị con, vịt hậu bị hay vịt đẻ? Mỗi loại vịt cần có 1 loại chuồng riêng phù hợp. Không nên làm chuồng để nuôi chung các loại vịt này với nhau.
– Chuồng trại nuôi vịt phải cách xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh, môi trường. Việc ở sát cạnh chuồng trại chăn nuôi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người. Ngoài ra, chuồng nuôi vịt cũng không được cạnh các tuyến đường giao thông hay các công trình công cộng phục vụ con người. Ngay cả khi đã xây dựng ở nơi cách xa dân cư, các công trình công cộng, vẫn phải có tường rào bao quanh khu chuồng trại để tạo độ cách ly.

– Khu vực đất xây chuồng nuôi vịt đảm bảo cao ráo. Nên chọn khu vực không bị ngập nước khi trời mưa, không bị gió lùa, mưa tạt. Nên xây chuồng vịt theo hướng đông. Qua đó giúp tránh ánh nắng gắt vào buổi chiều, sáng sớm chuồng vịt được đón nắng sẽ giúp cho vịt khỏe mạnh hơn, ít bệnh tật hơn.
– Các chuồng vịt cần có khoảng cách tối thiểu 20m. Xung quanh khu chuồng vịt nên xây hệ thống cây xanh. Điều này sẽ giúp không gian chuồng trại được thoáng mát, sạch sẽ, giảm bức xạ nhiệt và mùa hạ nóng bức. Không xây chuồng vịt dạng bịt kín, xây chuồng dạng mở để được thông thoáng.
Một số cách làm chuồng vịt tùy theo từng giai đoạn phát triển
Cách làm chuồng nuôi vịt con
– Chuồng nuôi vịt con cần tách riêng với chuồng nuôi vịt trưởng thành (nếu có). Bà con có thể làm hộp úm vịt con hoặc làm lồng úm công nghiệp. Vịt con rất kị gió lùa, nên chuồng vịt con cần chắn gió. Nếu không tỉ lệ chết của vịt con trong tuần đầu tiên rất cao. Nên lưu ý thực hiện theo quy trình sau:
– Kích thước chuồng vịt con không nên quá rộng. Tùy vào số lượng vịt con được chăn nuôi sẽ làm chuồng có kích thước tương ứng. Với vịt con từ 1 – 2 tuần tuổi, cần dựng chuồng 6 x 12m để nuôi khoảng 1.500 con vịt con.

– Tường xây xung quanh bằng gạch cao 1m và bên trên tạo độ thông thoáng bằng khung lưới B40. Để che chắn vịt vào ban đêm tránh sương gió, phần khung lưới B40 sẽ sử dụng bạt chắn. Ban ngày chỉ cần tháo bạt ra. Nếu bạn không có nhiều kinh phí xây chuồng trại nuôi vịt, có thể thay gạch bằng những nguyên vật liệu tự nhiên như cót, tre chẳng hạn.
– Riêng phần ngói sẽ dùng ngói xi măng hoặc lợp tôn với độ dốc khoảng 30%. Về mái thì các loại vịt gần như đều có quy chuẩn chung. Ngoài ra nếu vì điều kiện kinh tế o hẹp thì có thể lợp bằng các loại vật liệu như lá dừa nước, hoặc rơm để lợp mái. Nếu sử dụng các nguyên vật liệu khác như lá dừa, rơm rạ để lợp mái phải dốc khoảng 40% đảm bảo thoát hết nước mưa. Khoảng cách lý tưởng từ nền đến phần nóc chuồng nuôi vịt phải lớn hơn 3.5m.
Cách làm chuồng nuôi vịt đẻ
– Khá giống với cách xây dựng chuồng vịt hậu bị, chuồng vịt đẻ cũng phải xây dựng theo chuồng mở. Kích thước chuồng nuôi vịt đẻ lý tưởng nhất là 10 x 12m. Lưu ý hông được vượt quá 3 con/ m2.
– Tường chuồng vịt đẻ xây 3 mặt xung quanh cao 1,2m có thể thay thế bằng cót thép, tre nứa… Mái dựng tương tự như chuồng vịt hậu bị nhưng độ cao từ nền lên đến nóc phải 4m tối thiểu. Nền chuồng xây bằng xi măng, lát gạch hoặc có thể dùng cát dày 15cm để thấm hút chất thải tốt. Bên trên nền cần rải lớp rơm khô hoặc lớp trấu. Hoặc bà con có sử dụng chế phẩm khử mùi, khử khuẩn chuồng trại.
– Chuồng nuôi vịt đẻ không thể thiếu các ổ đẻ xếp xung quanh vách chuồng. Khu vực ổ đẻ phải có vách ngăn riêng và ban ngày hạ vách ngăn đó xuống để vịt không vào làm bẩn khu vực đó được. Mỗi ổ đẻ có kích thước 40 x 40 x 40 cm sẽ đủ cho khoảng 5 con vịt đẻ. Ổ đẻ sẽ dùng rơm để lót và nên thay rơm. Đồng thời thường xuyên đảm bảo nó không bị ẩm ướt, nấm mốc, nhiễm khuẩn.
– Sân chơi cho vịt hậu bị có thể là bãi cát, bãi cỏ, vườn cây. Trước khi sử dụng nên dọn sạch sẽ và tiêu độc. Sân chơi của vịt cũng có thể là sân gạch hoặc bê tông. Song sân phải nhẵn để tránh những xây xát ở gan bàn chân, tạo cho nấm xâm nhập vào cơ thể. Sân chơi phải được quét dọn thường xuyên.
Cách làm chuồng nuôi vịt hậu bị
– Chuồng vịt hậu bị cũng có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như tre, gỗ, lá dừa, rơm rạ để làm chuồng và muốn kiên cố dùng khung bê tông cốt thép. Kích thước chuồng lớn nhỏ tùy thuộc vào số lượng vịt hậu bị được nuôi nhưng không được vượt quá 4 con/ m2.
– Chuồng chỉ cần xây cao 3 cạnh khoảng 1m, cạnh còn lại không xây để vịt tự do đi ra phía ngoài sân chơi. Bên trên có khung lưới B40 để che đậy buổi tối, mở ra thông thoáng vào mùa hè. Tương tự như chuồng vịt con, mái chuồng vịt hậu bị cũng đốc 30% với mái tôn, mái xi măng và dốc 40% với mái lá dừa, mái rơm. Nhưng khoảng cách từ nền đến nóc phải lớn hơn 3.8m.

– Vì phân vịt có nước rất nhiều nên làm nền chuồng xi măng nên dùng cát độ dày tối thiểu 15cm sẽ hút nước tốt. Khu vực sân chơi phía trước phải bằng với diện tích của chuồng nuôi. Đặc biệt là nên có độ dốc nhẹ nhằm thoát hết nước. Lưu ý bà con nên đảm bảo sự thông thoáng cho chuồng nuôi vịt. Có thể rải mùn cưa lên đáy hộp, dùng đèn sợi đốt cong suất 40W để sưởi ấm cho vịt và đảm bảo phần đáy hộp không bị nóng.
Cách vệ sinh và khử khuẩn chuồng nuôi đúng cách
Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng mà người chịu trách nhiệm nuôi gia cầm cần phải chú ý. Cần phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn ở trong chuồng và ngoài chuồng kể cả đồ ăn của gia cầm. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella rất nguy hiểm. Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt. Luôn để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.
Nếu chỉ dựa và thuốc sát trùng mà bỏ qua các khâu vệ sinh cơ học thì không mang lại hiệu quả cao. Các vật bẩn dưới sàn là đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi xịt bằng nước cần quét sạch sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi.