Mô hình chuồng trại gia cầm ngày càng được nhà nông quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó còn không ngừng nghiên cứu, đổi mới để cho ra nhiều kiểu chuồng hiện đại, chất lượng. Qua đó giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả chăn nuôi của người dân. Một trong những nghiên cứu được nhiều người áp dụng rộng rãi hiện nay phải kể đến mô hình chuồng vịt trên sàn lưới. Với lợi ích vừa thông thoáng, sạch sẽ lại hạn chế được mùi hôi và dịch bệnh đây chắc chắn là kiểu chuồng rất đáng để tìm hiểu và áp dụng vào mô hình chuồng nuôi vịt của mình ngay lập tức, tìm hiểu nhanh thôi nào!
Lợi ích khi nuôi vịt trên sàn lưới nhựa
– Lưới xanh làm từ chất liệu nhựa nên khi làm lót sàn rất phù hợp, tạo môi trường sạch sẽ.
– Phân vịt và các vết bẩn dơ sẽ được rửa trôi dễ dàng.
– Ô lưới nhựa nhỏ, mềm nên không lo vịt bị mắc kẹt hay bị lọt lỗ.

– Vì lưới nhựa bọc chất liệu PE nên việc dọn vệ sinh khá dễ và nhanh gọn, dành được nhiều thời gian cho những công việc khá.
– Lưới nhựa giá lại rẻ, khó bị rỉ sét hơn các loại lưới sắt, lưới kim loại.
– Lưới nhựa có trọng lượng nhẹ nên làm giảm trọng lượng chuồng. Từ đây, vịt sẽ có môi trường sống khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn.
Cách làm chuồng vịt có sàn lưới hiệu quả nhất
Vị trí và hướng chuồng nuôi thích hợp để dựng chuồng
Khu vực làm chuồng nuôi vịt phải cao ráo, thoáng mát, địa hình bằng phẳng, không có độ dốc quá lớn. Nuôi với quy mô tập trung nên cách xa nguồn nước uống và nhà ở. Đảm bảo khu vực yên tĩnh nhưng vẫn dễ dàng quản lý, chăm sóc. Chọn địa điểm làm chuồng cao ráo, độ dốc vừa phải. Khu vực làm chuồng yên tĩnh, đảm bảo vệ sinh.
Với kiểu nuôi vịt trên sàn lưới, bà con vẫn làm chuồng theo hướng đông nam là thích hợp nhất. Ánh nắng buổi sáng chiếu từ hướng đông sẽ giúp nền lưới và chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Hạn chế mầm bệnh sinh sôi, nảy nở.
Sàn nuôi vịt phải đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh khi sử dụng
Nền bên dưới cùng nên láng xi măng, độ dốc khoảng 3 – 5%. Có thể độn thêm vỏ trấu, mùn cưa, xơ dừa nghiền mịn ở dưới. Bên ngoài có rãnh, đường ống dẫn chất thải chăn nuôi về khu vực chứa. Thuận tiện cho việc vệ sinh, dọn dẹp, loại bỏ chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Làm hệ thống đà vững chắc bằng cột xi măng để giữ sàn lưới. Chiều cao từ sàn lưới đến nền xi măng tối thiểu 50cm.

Sử dụng sàn nuôi làm bằng sắt, dùng lưới mắt cáo bện lên phía trên để chân của vị không bị lọt xuống phía dưới. Đồng thời, tránh gây ra chấn thương khi chân vịt tiếp xúc trực tiếp với lưới sắt. Vẫn nên ngăn cách các khu nuôi úm, nuôi vịt đẻ trứng, vịt lấy thịt để thuận tiện chăm sóc. Diện tích xung quanh được xây tường hoặc cũng có thể giăng lưới B40 khoảng ba bề, bề còn lại xây tường. Sát vách đặt các máng nước uống hơi cao so mặt sàn, vịt đứng uống mà không lội vào được.
Làm mái và tường chuồng nuôi vịt
Thường thì dùng máy ifibro xi măng. Nhưng tuổi thọ không cao và dễ hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao. Tùy điều kiện kinh tế của mỗi trang trại, có thể dùng mái tôn lạnh. Hoặc nếu dùng mái fibro xi măng thì xây cao cách sàn lưới tối thiểu 3,5m.
Trường hợp nuôi hoàn toàn trên sàn, bà con làm tường kiểu thông thoáng, để các khoảng hở cho ánh sáng và gió tự nhiên. Xây tường cao khoảng 1m. Từ vị trí đó lên mái, dùng lưới thép. Nếu bên ngoài có khu sân vườn thì không cần quây kín chuồng. Mà chỉ dùng lưới thép B40 quây toàn bộ khu vực chăn nuôi.
Lắp đặt máng ăn và hệ thống làm mát cho chuồng nuôi
Vì không có ao, không được tắm trong nước nên thân nhiệt của chúng rất cao. Nên mặc dù kiểu chuồng này khá thông thoáng, mát mẻ. Tuy nhiên, vẫn nên bố trí thêm giàn phun sương tự động trên mái và bên trong chuồng. Bởi vì vào mùa hè, nhiệt độ môi trường có thể lên cao đến trên 40 độ.

Trong chuồng nuôi, bố trí máng ăn, máng uống phù hợp với mật độ nuôi vịt. Thức ăn chủ yếu của vịt là ngô xay, cám viên, cỏ xay… Vì thế, bà con có thể lót thêm 1 tấm thảm dưới máng thức ăn để cám dư thừa không bị lọt xuống dưới, tránh lãng phí thức ăn. Giữa tấm bạt đặt trống ăn hình trụ rỗng, thức ăn viên từ lòng trống tự động cấp xuống máng hình vành khuyên. Vịt đứng xung quanh máng lấy thức ăn, ít hoặc không có sự tranh dành.
Nuôi vịt trên sàn lưới phương pháp chăn nuôi hướng đến an toàn sinh học bền vững. Vì thế, bên cạnh việc bố trí chuồng sàn hợp ý, bà con cần chú ý đến thức ăn. Cám tăng trọng không được khuyến khích sử dụng. Thay vào đó là cám viên tự ép tại nhà. Nguyên liệu tận dụng là thóc, ngô, lúa mì, đậu tường, các loại khô dầu, nghiền nhỏ. Bổ sung thêm chế phẩm sinh học, vitamin, rau xanh, cua ốc nghiền nhỏ. Hàm lượng dinh dưỡng trong cám viên vẫn đáp ứng được tăng trọng của vịt.
Lưu ý khi nuôi vịt trên sàn lưới
Phương pháp nuôi vịt trên sàn lưới đòi hỏi chi phí cao hơn, công sức và kỹ thuật cũng cao hơn. Trung bình 300m2 có thể nuôi được 2000 con vịt. Tuy nhiên, 95% đàn gia cầm lại sinh trưởng đồng đều, khỏe mạnh, ít bệnh. Vịt nuôi từ 45 – 60 ngày có thể xuất chuồng, hiệu quả kinh tế cao.
Trong hình thức nuôi này, chất thải tươi của vịt sẽ rơi xuống nền sàn xi măng. Vì vậy, hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ, gom khô như phân chim. Hàng tuần tổng vệ sinh và khử trùng 1 lần. Ðể đáp ứng nhu cầu cho vịt tắm, ở góc sàn xây lắp bể cạn với sức chứa khoảng vài chục con, vịt thay phiên nhau tắm, khi thấy nước thiếu thì vặn bơm bổ sung. Nước cần được thay hàng ngày. Nước thải sẽ được gom xử lý hoặc trực tiếp tưới cây. Sau khi tắm, bầy vịt ra sàn lưới ngoài trời rỉa lông, phơi nắng. Hi vọng chia sẻ về cách làm chuồng nuôi vịt trên sàn lưới này sẽ giúp bà con chăn nuôi thành công.