Ngỗng là một trong những loại gia cầm phổ biến được nhiều người nuôi trên dọc khắp mọi miền của Đất nước ta. Ngỗng không chỉ dễ chăm sóc, ít bệnh vặt mà còn tiết kiệm nhiều chi phí trong quá trình chăn nuôi. Đó là lý do mà nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo bằng cách nuôi ngỗng. Dựng chuồng nuôi ngỗng là vấn đề quan trọng trong suốt quá trình chăn ngỗng, cần phải đảm bảo các yếu tố cần thiết để hỗ trợ tốt nhất cho ngỗng ăn ở, sinh trưởng và phát triển. Dưới đây là một số lưu ý về cách làm chuồng chăn ngỗng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao đã được nhiều người áp dụng, tìm hiểu ngay nào!
Thiết kế chuồng nuôi ngỗng con
Trong bất cứ kỹ thuật nuôi con gia cầm nào thì hầu như chuồng trại luôn là yếu tố quan trọng. Do đây là loài vật thích ánh sáng và chạy nhảy nên bạn nên xay chuồng theo kiểu quây mở. Cụ thể, thì chuồng trại cần thoáng đãng, có nhiều ánh sáng chiếu vào và sân đủ rộng để chúng bay nhảy. Xung quanh bố trí dây thép gai để tránh chúng nhảy ra ngoài.

Trong tuần đầu có thể úm ngỗng con trên nền hoặc trên sàn trong chuồng nuôi sao cho đảm bảo đủ ấm, an toàn cho ngỗng. Giai đoạn này do khả năng điều hòa thân nhiệt còn yếu nên ngỗng không chịu được lạnh, cần thường xuyên sưởi ấm cho ngỗng con. Chuồng ngỗng đơn giản, có thể dùng cót ép, mành mành cao khoảng 40 – 50 cm quây ngỗng lại, dưới nền lót trấu, rơm hoặc cỏ khô giữ ấm chân cho ngỗng.
Đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp
Nhiệt độ cần thiết trong 5 ngày đầu là 30 – 31°C. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc lúc trời mưa gió nên dùng bóng đèn tròn sưởi ấm cho ngỗng. Đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên, bóng đèn cao cách lưng ngỗng khoảng 30 cm. Sau 5 ngày ngỗng con đã có thể thả ra sân chơi hay vườn cỏ trong những giờ nắng ấm. Lưu ý trong 4 tuần đầu giữ không để ngỗng con bị ướt lông dễ bị lạnh gây cúm chảy nước mắt mũi và làm chết ngỗng.
Muốn dùng than, trấu để sưởi ấm cho ngỗng thì phải thiết kế ống thoát khói. Do thiếu ôxy và khí độc nên thiết kế ống khói tránh ngỗng bị ngạt chết. Một cách đánh giá ngỗng đủ ấm rất đơn giản: ngỗng sẽ nằm đè lên nhau thành từng đống nếu bị lạnh; nếu nóng quá chúng tránh xa nguồn nhiệt, nếu đủ nhiệt độ thì ngỗng ăn và uống bình thường. Ngoài nhu cầu sưỡi ấm; ngỗng còn là loài thích hoạt động dưới ánh sáng, người nuôi nên bật bóng đèn trong vài ngày đầu với công suất 24/24 để sưởi ấm cho ngỗng, vài tuần sau thì bật đèn 18-20h.
Lựa chọn máng ăn và máng uống cho chuồng nuôi ngỗng
Máng ăn người ta thường trải thức ăn trên khay, nia hay mẹt có khoảng rộng cho ngỗng đứng ăn. Làm như vậy thức ăn đỡ rơi vãi hơn so với cách trải thức ăn trên nền chuồng. Máng uống rất quan trọng, đảm bảo luôn có nước sạch cho ngỗng con uống. Hiện nay loại bình uống tự động cũng đã phổ biến. Mỗi bình có thể sử dụng cho 80 -100 ngỗng con, 60 – 70 ngỗng lớn.

Để phòng tránh các bệnh thường gặp ở ngỗng như trên; người nuôi cần làm vệ sinh chuồng trại thật chu đáo; đảm bảo chuồng đúng tiêu chuẩn. Các dụng cụ ăn uống cũng cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian; nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. Người nuôi không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt; ngan và ngỗng. Ðịnh kỳ các đàn ngỗng đều phải được tiêm vaccine phòng bệnh theo các giai đoạn.
Mật độ đàn ngỗng phải thích hợp với chuồng nuôi
Trong tuần đầu 20 – 25 con/m2 nền chuồng, úm trên lồng có thể nuôi ở mật độ 40 con/m2. Ngỗng lớn rất nhanh trong giai đoạn này nên sau 1 tuần phải nuôi giãn mật độ và cho ra sân chơi hay bãi cỏ. Làm như vậy mới tránh được hiện tượng mổ lông nhau.
Phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi hộ chăn nuôi để quy định mức độ nuôi trong đàn. Thông thường một công lao động có thể chăn thả được đàn 100- 120 con/đàn/người. Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông; từ vài chục con đến vài trăm con. Lứa tuổi của ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng lớn đều dễ chăm sóc.
Cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan hữu ích khác tại Mô hình chuồng trại.