Mô hình nuôi sò huyết đã dần được phổ biến và nhiều hộ nông dân nhân rộng hơn. Mô hình này đem đến những hiệu quả lớn về kinh tế đồng thời có sự thích nghi với môi trường tự nhiên. Chính vì được nhân rộng, nhiều địa phương phát triển mạnh mang đến lợi nhuận lớn nhưng lại thiếu nguồn nguồn cung ứng giống.
Đa dạng hóa hình thức nuôi sò huyết trong vuông tôm bằng cách nuôi những loại thủy sản trên cùng diện tích. Điều đó giúp nâng cao mức thu nhập cho người dân. Mô hình này sẽ là hướng đi mới giúp phát triển kinh tế bền vững nếu được tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật, có sự quản lý, chăm sóc tốt cho người dẫn cũng như đảm bảo chất lượng cho con giống.
Kỹ thuật nuôi sò huyết
Nuôi con sò phải đảm bảo lấy được nước ra vào thường xuyên để cải tạo môi trường. Đặc biệt cần chú ý vuông tôm nào mà có rong sống dưới đáy thì không thể nuôi sò được. Thả giống xuống là chết hết, cũng chưa rõ tại sao sò lại kỵ rong đến như vậy.
Sò huyết ăn phù sa, vì vậy chúng phù hợp với nơi có thủy triều lên xuống. Càng gần cửa biển, càng dễ nuôi. Cũng chính vì đặc tính trên mà người nuôi nên thả sò nhiều ở gần miệng cống sổ nước. Vì nơi đây có nhiều phù sa, sau đó thả mật độ thưa dần vào sâu bên trong.
Lợi nhuận từ mô hình kết hợp
Mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm đã mang lại lợi nhuận khá cao cho bà con nông dân trong tỉnh. Từ mô hình này mà không ít hộ dân thoát nghèo và vươn lên khá giàu. Hiện nay, nhiều hộ dân ở huyện Đông Hải đang thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả ghép sò huyết – cá.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, toàn huyện có gần 600ha nuôi sò huyết kết hợp trong ao tôm. Tập trung nhiều ở các xã:
- An Phúc
- An Trạch A
- Long Điền Tây
Dọc theo tuyến kênh xáng Gành Hào – Hộ Phòng. Mô hình này mang lại lợi nhuận cho nông dân bình quân trên 100 triệu đồng/ha. Điển hình là hộ Trang Minh Cảnh (xã An Trạch A) có 4ha áp dụng mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong ao tôm. Anh Cảnh cho biết: “Sò huyết rất dễ nuôi, không có quá nhiều rắc rối về kỹ thuật. Chỉ cần mua giống về thả vào vuông tôm, trông coi và chờ ngày thu hoạch”.
Hiệu quả từ hình thức nuôi sò huyết kết hợp
Theo nhiều nông dân, không phải vùng nào cũng nuôi được sò huyết. Nuôi sò phải đảm bảo lấy được nước ra vào thường xuyên để cải tạo môi trường. Đặc biệt, vuông tôm nào có rong sống dưới đáy thì không thể nuôi. Vì thả giống xuống là sò chết. Sò huyết ăn phù sa, nên nơi có thủy triều lên xuống gần cửa biển lấy nước ra vào thường xuyên thì dễ nuôi và sò nhanh lớn.

Qua theo dõi tình hình sản xuất của người dân cho thấy hình thức nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm, cua cả trong và ngoài dự án bước đầu cho thấy đạt hiệu quả khá. Tuy nhiên, sự phát triển cũng như năng suất của từng hộ nuôi có phần không đều nhau.
Nguyên nhân là do áp dụng quy trình nuôi, cách chăm sóc, quản lý chưa phù hợp. Bên cạnh đó, nguồn giống chủ yếu được mua trôi nổi trên thị trường, chưa kiểm soát được chất lượng, dẫn đến nhiều rủi ro. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất con giống để đáp ứng yêu cầu sản xuất của người dân. Hiện mô hình trên đang được ngành chức năng khuyến khích nhân rộng ở những nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi trong tỉnh.