Giai đoạn vịt mới sinh là thời gian vô cùng nhạy cảm và cần được bà con chăn nuôi quan tâm và đặc biệt lưu ý. Nếu biết cách chăm sóc hợp lý thì vịt con sẽ phát triển khỏe mạnh, còn ngược lại, vịt con sẽ dễ bị chết nếu nuôi sai cách, hoặc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi không phù hợp, tạo điều kiện thích hợp cho mầm bệnh xâm nhập. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi vịt con là phải có một hệ thống chuồng úm chất lượng. Khi làm chuồng úm nên quan tâm đến diện tích, vật liệu làm chuồng và những vật dụng cần thiết được lắp đặt. Để biết thêm thông tin chi tiết nên tham khảo bài viết được đề cập dưới đây.
Thiết kế chuồng úm vịt con đơn giản chi tiết nhất
Diện tích và nguyên vật liệu làm chuồng úm
Đối với vịt con dưới 20 ngày tuổi, chuồng úm phải đảm bảo sự khô thoáng, kín gió. Không khí lạnh có thể gây viêm phổi, tỷ lệ chết cao cho đàn vịt con. Tiêu chuẩn chuồng úm vịt tuân theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể là chuồng được xây kiên cố bằng bê tông, gạch đỏ hoặc cọc gỗ vững chắc. Tường chuồng đảm bảo kín gió. Ngoài ra, chuồng phải có chất liệu tốt để chống lại gió lớn và các trận bão nhiệt đới.

Diện tích đạt chuẩn cho 1500 – 2000 con vịt là rộng 6 mét và dài 12 mét. Nền chuồng được rải một lớp rơm hoặc trấu khô. Người chăn nuôi cần thay lớp nền sau khoảng 1 -2 ngày để tránh ẩm mốc. Nếu chuồng bị dột nước mưa thì trấu cần được thay mới ngay. Đây cũng là cách úm gà giúp đảm bảo vệ sinh chuồng trại. Mái che nên được làm bằng tôn hoặc xi măng với độ dốc 30% để tăng sự thoát nước. Mái bằng rơm, rạ hoặc các vật liệu thiên nhiên là giải pháp giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, nó không đem lại hiệu quả chống mưa lớn và gió giật.
Chọn quây úm phù hợp
Quây úm dùng cót quây hoặc lưới nhựa đen. Quây có thể làm hình tròn hoặc vuông diện tích 2*3m. Quây cao 0.5 đến 0.7m quây kín không để gió lùa. Lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-12cm có bóng đèn hồng ngoại 100m treo giữa quây úm cách nền 1m. Trong tuần đầu máng ăn, máng uống đặt sát trong quây úm để vịt con dễ dàng trong việc ăn uống. Bà con cần úm số lượng vịt con nhiều hơn nữa làm quây úm công nghiệp.
Các lồng úm vịt con sẽ ngăn cản sự phá hoại của chó, mèo, chuột. Vịt con chưa có đủ khả năng tự vệ để tấn công lại mối nguy hiểm. Chuồng có thể được làm bằng tấm lưới mắt mèo, tre hoặc nứa. Kích thước lồng úm tiêu chuẩn cho 150 con vịt là 2 x 1 x 0.5 mét. Tùy vào độ tăng trưởng của vịt, người chăn nuôi nên nới rộng chuồng.
Lựa chọn máng ăn, máng uống cho chuồng úm vịt con
Các máng ăn và máng uống cần được giữ cố định để tránh ô nhiễm chuồng nuôi. Ở giai đoạn vịt con có thể dùng máng tôn kích thước dài 70cm đến 90cm, rộng 50cm vừa tầm 40con đến 60con/máng, mẹt tre hoặc tấm ni lông cho vịt ăn Bà con cũng có thể xây bằng gạch hoặc bê tông cho vịt ăn tuy nhiên nên vệ sinh sạch sẽ máng ăn thường xuyên trước khi cho vịt ăn.

Giai đoạn 1 đến tuần tuổi có thể loai máng tròn 2 lít, vịt từ 5 đến 12 tuần dùng máng 5 lít, dùng cho 20 đến 30 con/máng cung cấp khoảng 0.3 đến 0.5 lít nước/ngày. Máng ăn để cách xa máng uống tầm 2.5m. Bà con cũng có thể dùng gạch xây máng uống cho vịt nhớ thường xuyên vệ sinh và cung cấp nước sạch cho máng uống đảm bảo cung cấp lương nước đầy đủ cho vịt
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để sưởi ấm chuồng
Nhiệt độ trong chuồng úm vịt con cần duy trì theo giai đoạn phát triển của vịt con. Thông thường, trong khoảng 10 ngày đầu, nhiệt độ chuồng úm là 30 – 35 độ C. Đèn tia hồng ngoại được sử dụng phổ biến để cung cấp nhiệt. Ngoài ra, nó còn giúp tiêu diệt vi khuẩn. Độ ẩm khoảng 65% là phù hợp. Môi trường quá khô hoặc quá ẩm dễ gây bệnh về hô hấp.
Phương pháp úm vịt con theo từng giai đoạn
Vịt con từ 1 đến 3 ngày tuổi
Đối với các trại nuôi mới và nhỏ lẻ, vịt con bị vận chuyển đường xa dễ bị mệt mỏi và mắc bệnh. Hệ miễn dịch của vịt con lúc này rất yếu. Vì thế, người chăn nuôi nên trực tiếp tập cho vịt con ăn. Lượng nước cần thiết cho giai đoạn này là khoảng 120ml/ngày.
Bệnh cúm vịt và tả vịt là hai loại bệnh phổ biến của đàn vịt con. Sức đề kháng yếu khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Mẹo chăn nuôi trong giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi là bổ sung acid hữu cơ cho vịt Megacid L. Trong thành phần Megacid L bao gồm Fomic ≥ 30%, Acid lactic 7%, Acid Citric 20% Acid photphoric 10% và các muối acid khác 5% giúp tăng cường sức khỏe cho đàn vịt. Liều lượng là 3ml axit hữu cơ/ 1kg thức ăn. Bên cạnh đó, Megacid L cũng là chất vệ sinh chuồng úm vịt con với chi phí phải chăng. Trong giai đoạn này, cơ thể vịt con vẫn còn tồn dư vaccine được di truyền từ vịt mẹ. Vì thế, người chăn nuôi chỉ nên bổ sung dinh dưỡng thay vì tiêm kháng sinh.
Vịt con từ 4 đến 10 ngày tuổi

Sau khoảng 4 ngày tuổi, hệ tiêu hóa của vịt đã cứng cáp hơn. Đây là thời điểm người chăn nuôi có thể cho vịt ăn bổ sung chất xơ và cơm. Các loại gia cầm như gà, vịt đều có sự tăng trưởng về kích thước khá nhanh. Vì thế, việc bổ sung chất đạm cũng rất quan trọng. Đặc điểm chung của vịt con là thích vận động sau 3 ngày đầu trong chuồng úm. Vì thế, nông dân nên thả vịt ra sông, hồ để chúng bơi lội. Khoảng 10 phút mỗi ngày là phù hợp để tránh cảm cúm.
Vịt con từ 11 đến 20 ngày tuổi
Giai đoạn 10 ngày tiếp theo là khoảng thời gian cần bổ sung vitamin hỗn hợp cho vịt con. Các thức ăn giàu đạm như ốc, hến, hay tôm (luộc chín) giúp vịt tăng trưởng nhanh. Cách úm vịt hiệu quả và tiệm chi phí nhất là cho vịt ăn tấm, cám. Người chăn nuôi không nên cho vịt ăn lúa vào lúc này. Lúa cứng dễ gây nghẹn và xước dạ dày vịt.
Cách úm vịt con hiệu quả nhất là tuân thủ các nguyên tắc chuồng trại và dinh dưỡng cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó, axit hữu cơ Megacid L nên được kết hợp trong bữa ăn của vịt. Các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp hoàn thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa của đàn vịt con. Với tỷ lệ 5ml Megacid L/ 1 lít nước, chuồng nuôi sẽ được diệt khuẩn triệt để nhất.