Nhiều hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển kéo theo những dịch vụ hậu cần của nghề cá. Dịch vụ này đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy ngành kinh tế thủy sản phát triển ngày một vững mạnh. Nhờ đó tạo dựng được điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển.
Những hoạt động này giải quyết được vấn đề việc làm, tạo ra thu nhập ổn định cho hàng ngàn những lao động địa phương trên bờ, góp phần nâng cao nguồn sản lượng khai thác thủy hải sản hàng năm. Tại huyện Đông Hải, nhiều mô hình đánh bắt thủy sản đã được phát triển giúp đem đến hiệu quả kinh tế cao, tạo dựng đời sống ổn định cho người dân.
Phát triển nhiều mô hình khai thác mới
Với thế mạnh trong khai thác đánh bắt thủy sản, thời gian qua huyện Đông Hải đã khuyến khích ngư dân đầu tư nâng cấp, cải hoán phương tiện. Và gắn với nhiều mô hình khai thác hiệu quả như:
- Mô hình lưới rê
- Mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá
- Mô hình câu
Điểm mạnh nhất của nghề lưới rê hỗn hợp là tính ổn định trong sản xuất. Khai thác hải sản bằng nghề lưới rê hỗn hợp thì công lao động nhẹ hơn. Thời gian ít hơn và chi phí nhiên liệu cũng giảm. Theo các ngư dân, tính vượt trội của nghề này so với các nghề truyền thống là có thể khai thác vào mọi thời điểm. Ngay cả trong điều kiện gió lớn đến cấp 6, vì lưới không bị xoắn.

Các nghề câu, đặc biệt là lưới rê hỗn hợp được khuyến khích tăng mạnh. Và yêu cầu chiếm tỷ trọng 70% trong sản lượng khai thác chung. Cái khó của ngư dân khi chuyển sang khai thác hải sản bằng nghề lưới rê hỗn hợp là chọn lựa các thông số kỹ thuật về kích thước mắt lưới. Tầng nước khai thác, đối tượng khai thác chủ lực.
Mô hình lưới rê xù dễ áp dụng
Trong các mô hình trên thì mô hình lưới rê xù đang được nhiều ngư dân áp dụng. Với thời gian cho một chuyến biển từ 15 – 20 ngày, tổng chi phí khoảng 50 triệu đồng. Bao gồm:
- Dầu
- Nước đá
- Các nhu yếu phẩm
- Khấu hao máy móc
- Chi phí
- Tiền công trả cho ngư phủ
Sau khi trừ tất cả chi phí, chủ phương tiện lợi nhuận từ 100 – 250 triệu đồng. Điển hình các hộ khai thác có hiệu quả từ mô hình này là hộ ông Nguyễn Văn Long, Lê Văn Bàng ở thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải).
Mô hình câu mực, cá thu mang lại lợi nhuận
Cùng với nghề lưới rê xù, mô hình câu mực, cá thu cũng được nhiều ngư dân áp dụng và lợi nhuận mang lại tương đối khá. Sau mỗi chuyến đi biển từ 20 – 30 ngày với tổng chi phí khoảng 70 – 80 triệu đồng. Chủ phương tiện thu lợi nhuận từ 100 – 250 triệu đồng. Đặc biệt là mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá cho lãi rất cao – từ vài trăm triệu đồng/chuyến 10 – 15 ngày.

Mô hình này giúp các phương tiện khai thác thủy sản khác có điều kiện đánh bắt xa bờ như tiếp nguyên vật liệu và vận chuyển hải sản tươi sống về đất liền sớm hơn. Nhờ đó, thủy hải sản được bán với giá cao hơn, giảm chi phí đầu tư và lợi nhuận mang lại cho chủ phương tiện và cả chủ tàu dịch vụ hậu cần nghề cá cũng nhiều hơn.
Lợi ích kinh tế từ mô hình mới
Chú trọng phát triển các đội tàu dịch vụ, khuyến khích các thành phần tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển sản phẩm thủy sản khai thác vào bờ. Và cung cấp nhiên liệu, lương thực, nước đá, các nhu yếu phẩm khác. Mục đích nhằm để tăng thời gian khai thác trên biển. Giảm thời gian đi về cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế biển để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. Hiện, các mô hình trên đã và đang được khuyến khích nhân rộng trong ngư dân huyện Đông Hải.