Trên thị trường hiện nay, các giống gà lai được các hộ gia đình lựa chọn chăn nuôi rất nhiều. Với các đặc tính về tính chống chịu cao hơn, cũng như kha năng cho chất lương thương phẩm cao hơn, nên các giống gà lai mang lại lợi ích cao hơn. Trong các giống gà lại, gà ta lai nòi cũng là một trong những giống gà được bà con chọn nuôi khá nhiều.
Gà ta lai gà nòi là giống có trọng lượng khá lớn, chất lượng thịt tốt, hiệu suất nuôi cao vì chúng có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, tỷ lệ sống cao. Hơn nữa, thị trường đầu ra của giống gà này cũng ổn định nên được các hộ chăn nuôi lựa chọn làm kinh tế. Cùng tìm hiểu thêm về kỹ thuật chăn nuôi gà ta lai nòi qua bài viết sau đây nhé.
Những ưu điểm vượt trội của giống gà ta lai nòi
Sau nhiều năm thử nghiệm lai các giống gà khác nhau như gà Lương Phượng lai gà ri, gà Ai Cập lai gà ta, gà Tây lai gà ta, gà ta lai với gà nòi… thì những người nông dân có kiến thức và kinh nghiệm đã nhận thấy rằng giống gà ta lai gà nòi là chất lượng nhất. Giống gà này có sức đề kháng tốt, nhanh lớn, trọng lượng xuất chuồng sau 3 tháng rơi vào khoảng 1,5 – 1,8 kg.

Ngoài ra còn đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường. Vì có thịt dai, săn chắc và ngọt khi chế biến. Trong khi đó, nếu nuôi gà ta thả vườn hay nuôi trong điều kiện chăn nuôi tương tự thì gà ta chỉ đạt được trọng lượng khoảng 1,2 kg mà thôi. Chính vì vậy mà mô hình chăn nuôi gà ta lai gà nòi hiện được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và rủi ro thấp cho người chăn nuôi.
Kỹ thuật lai con giống giữa gà ta với gà nòi
Chọn gà bố mẹ
Để lai tạo thành công giống gà ta lai nòi, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là con giống bố mẹ phải đạt tiêu chuẩn cao. Bạn cần chọn gà mẹ là con gà ta lai có nguồn gốc từ các viện chăn nuôi uy tín. Nhằm tránh được sự đồng huyết, tránh dịch bệnh và có chất lượng đảm bảo, tỷ lệ hao hụt thấp. Đồng thời chọn con bố là giống gà nòi thuần chủng, nhanh nhạy đã được phòng bệnh và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường.
Môi trường nuôi gà bố mẹ
Ngoài yếu tố về giống thì môi trường chăn nuôi gà bố mẹ, chuồng trại cũng phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời nguồn thức ăn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để gà phát triển, tăng trưởng.
Trong quá trình nuôi, bạn cần lựa chọn những quả trứng to, đều để khi đưa vào ấp sẽ đạt được tỷ lệ thành công cao. Mặt khác, trứng sống phải được thu nhặt thường xuyên, không được để chúng nằm lâu trong chuồng. Lò ấp là yếu tố cũng rất quan trọng trong việc quyết định đến tỷ lệ trứng nở cao hay thấp. Bạn cần chọn loại lò ấp phù hợp với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của nơi sinh sống. Để phôi gà phát triển, quá trình ấp nở thuận tiện và tỷ lệ thành công cao.
Đặc biệt, trong quá trình ấp, bạn cần kiểm tra, đảo lật trứng thường xuyên. Duy trì mức nhiệt phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp. Sau giai đoạn ấp thì bạn chuyển gà con sang lò nở. Cũng tương tự lò ấp, lò nở cần được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để tăng tỷ lệ sống của gà con.
Một số mô hình chăn nuôi gà ta lai nòi
Gà con sau khi đã cứng cáp thì trước khi đưa vào nuôi trong môi trường tự nhiên, bạn cần phải tiêm phòng vắc xin phòng bệnh để hạn chế tỷ lệ thất thoát. Môi trường nuôi có thể là chăn thả hoặc bán chăn thả. Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng như sau:
– Mô hình nuôi chăn thả sẽ cho gà có chất lượng thịt ngon và chắc hơn vì vận động nhiều. Đồng thời người nuôi cũng tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.

– Mô hình nuôi bán chăn thả giúp người nuôi kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn, an toàn hơn. Và việc phòng bệnh cho gà cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi, bạn cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông vì đó là nơi để gà tránh nắng mưa và ngủ đêm. Trong hình thức nuôi chăn thả, nếu không chăm sóc kỹ, gà rất dễ mắc một số loại bệnh phổ biến như dịch tả, cầu trùng, hô hấp… Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc xin cho gà con ngay từ ngày tuổi đầu tiên
Kỹ thuật nuôi gà ta lai nòi
Gà ta lai nòi đang là hướng đi rất hiệu quả cho bà con nông dân, với những thế mạnh mà các giống gà này mang lại. Trước khi quyết định nuôi, bà con cần chuẩn bị mọi điều kiện về con giống, kỹ thuật nuôi, trang thiết bị chuồng trại cho đầy đủ.
Chuồng nuôi
– Cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc gỗ thưa cách mặt đất 0,5m để tạo độ thoáng, khô ráo, dễ vệ sinh.
– Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ… tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn để gà có khoảng không chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
– Chọn nơi cao ráo, thoáng để làm chuồng cho gà. Nên làm chuồng theo hướng Đông để có nắng sớm, tránh nắng chiều.
– Nếu nuôi nhốt 100%, cần để ý mật độ thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
– Nếu nuôi gà ta lai nòi thả vườn, chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ. Mật độ vườn thả ít nhất 1con/m2.
– Lồng úm cho gà con cần kích thước 2m x 1m, cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 gà. Sưởi ấm cho gà bằng điện (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).
Máng uống và máng ăn

Treo hoặc để xen kẽ các máng ăn với máng uống trong vườn, hay chuồng. Thay nước cho gà 2-3 lần/ngày. Gà từ 1-3 ngày tuổi, rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng cho gà con. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
Dàn dậu, bãi tắm
Tập tính của gà là thích ngủ trên cao, bà con nên làm dàn cho gà đậu trong chuồng. Dàm làm bằng tre, gỗ. dàn cách nền khoảng nửa mét. Với gà ta lai nòi thả vườn nên xây bể chứa cát, tro bếp và diêm sinh cho gà tắm. Kích cỡ bể dài-rộng-cao = 2-1-0.3 cho 40 gà. Thêm bể cát sỏi xung quanh vườn để gà mổ giúp tiêu thụ thức ăn dễ hơn.
Cách chăm sóc gà ta lai nòi
– Nên vận chuyển gà với lúc thời tiết đẹp, mát mẻ.
– Trộn thuốc cầu trùng vào thức ăn cho gà từ 7 ngày tuổi trở đi. Thay giấy lót đáy chuồng và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
– Rửa máng ăn uống sạch sẽ, để ý trạng thái đi đứng ăn uống của gà. Nếu thấy biểu hiện la thì cần cách ly để theo dõi.
– Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt. Tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn. Nếu gà nằm tụ là bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng quá, túm tụm trong góc chuồng là gió lùa, điều chỉnh sao cho gà đi lại tự do.