Tôm chính là một trong những sản phẩm xuất khẩu khá chủ lực ở nước ta trong thời gian dài từ trước cho đến nay. Mọi năm, lượng kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ luôn được duy trì và củng cố ở mức khá ổn định, tuy nhiên đối với tình hình dịch bệnh hết sức nặng nề trong những tháng gần đây dường như đã làm xoay chuyển tình hình. Được biết, lượng tôm xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau đã bị giảm khá nhiều so với các tháng trước đó. Tuy nhiên có một tin vui là việc xuất khẩu tôm đang dần có những tín hiệu tốt về việc phục hồi trở lại trong những tháng cuối năm.
Tình hình xuất khẩu tôm của nước ta
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 9, xuất khẩu tôm đạt 30 nghìn tấn. Sản lượng xuất khẩu này có trị giá 285 triệu USD. Điều này có nghĩa là giá trị xuất khẩu đã giảm 28,5% về lượng và giảm 25% về trị giá so với tháng 9/2020. Như vậy, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Nguyên nhân của việc này đều là do tác động của dịch COVID-19. Đây thật sự là một điều mà các ngành xuất khẩu khác cũng không thể tránh khỏi.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm ước đạt 297 nghìn tấn. Lượng xuất khẩu này đạt trị giá 2,7 tỷ USD. Con số này không biến đổi nhiều về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Việc này có được là nhờ vào tình hình xuất khẩu tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm.
Sự phục hồi dần của việc xuất khẩu tôm
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam đang dần được kiểm soát. Do đó, việc xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ dần phục hồi kể từ tháng 10. Trong tháng 10 này, nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Âu, Mỹ ở mức cao vào dịp cuối năm. Do đó chúng ta sẽ có cơ hội hơn để phục hồi xuất khẩu tôm trở lại như trước.

Bên cạnh đó, ngành tôm còn được hỗ trợ bởi giá tôm trên thị trường đang có xu hướng tăng. Đặc biệt ở các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Indonesia. Hiện tại, cả hai nước này đang trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất.
Những khó khăn trước mắt của ngành tôm
Tuy có nhu cầu xuất khẩu tăng nhưng ngành tôm cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhất là khi hoạt động sản xuất vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19. Từ đó, nguồn cung nguyên liệu trên cả nước bị ảnh hưởng khá nhiều. Việc này là do người nuôi chậm thả nuôi sau 2 tháng phong tỏa. Bên cạnh đó còn có tình trạng thiếu container, cước phí vận tải biển tăng vẫn diễn ra.
Hiện tại, cước phí vận tải biển đã có dấu hiệu hạ nhiệt hơn so với lúc trước. Tuy nhiên, cước phí hiện tại vẫn được đánh giá là ở mức cao. Theo đó, chỉ số vận tải container toàn cầu Freightos Baltic Index (FBX) ngày 8/10 ở mức 9.949 USD. Mức giá này giảm so với mức đỉnh 11.109 USD so với tháng 9. Nhưng nó vẫn tăng mạnh so với mức 3.452 USD so với tháng 1 và mức 2.242 USD của cùng kỳ năm 2020.