• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
No Result
View All Result
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Nông Nghiệp
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi thuỷ sản

Những điều vô cùng cần thiết mà bạn cầm nắm rõ khi muốn nuôi cá kèo

Nguyễn Thị Kim Như by Nguyễn Thị Kim Như
20/10/2021
in Chăn nuôi thuỷ sản
0
Hiện nay đã có rất nhiều hộ nông dân nuôi cá kèo để phát triển kinh tế gia đình
Hiện nay đã có rất nhiều hộ nông dân nuôi cá kèo để phát triển kinh tế gia đình

Hiện nay đã có rất nhiều hộ nông dân nuôi cá kèo để phát triển kinh tế gia đình

Cá kèo là một loại cá khá dễ nuôi với môi trường sống khá đa dạng, ao nuôi được chuẩn bị và cải tạo một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhờ đó mà loại cá này đã và đang được rất nhiều hộ dân có điều kiện thích hợp triển khai và nuôi hàng loạt. Tuy cá kèo được nhận xét là khá dễ nuôi nhưng nếu người nuôi không nắm rõ được những kỹ thuật nuôi cá kèo đúng cách thì rất dễ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng và có thể gây lỗ vốn. Do đó, nếu ai đang có ý định nuôi loại cá kèo thì tuyệt đối nên tham khảo và tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa để có thể triển khai mô hình nuôi loại cá này một cách tốt nhất.

Mục Lục

  • Hướng dẫn cách chuẩn bị và cải tạo ao nuôi cá kèo
    • Chuẩn bị ao nuôi cá kèo
    • Cách cải tạo ao nuôi
  • Cách chọn con giống và mật độ thả cá kèo
    • Hướng dẫn cách chọn con giống
    • Mật độ thả cá kèo
  • Thức ăn của cá kèo và cách cho cá ăn
    • Các loại thức ăn cho cá kèo
    • Cách cho cá kèo ăn
  • Cách chăm sóc và quản lý ao nuôi cá kèo
    • Cách thay nước ao nuôi cá kèo
    • Theo dõi tình trạng sức khỏe của cá

Hướng dẫn cách chuẩn bị và cải tạo ao nuôi cá kèo

Khi chuẩn bị nuôi, tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm riêng của từng vùng,… mà mỗi hộ nuôi sẽ lựa chọn vị trí ao nuôi khác nhau. Miễn là phù hợp với điều kiện sống của cá kèo thì có thể nuôi được. Ở một số vùng trồng muối, bà con sẽ tận dụng các ao muối vào mùa mưa để nuôi cá kèo. Còn ở một số vùng khác thì các hộ dân thường sẽ nuôi kết hợp với tôm. Ngoài ra, họ cũng có thể tận dụng các ao tôm sau khi thu hoạch,…

Chuẩn bị ao nuôi cá kèo

Khác với nhiều loại cá khác, ao nuôi cá kèo nên có diện tích nhỏ
Khác với nhiều loại cá khác, ao nuôi cá kèo nên có diện tích nhỏ

Để quản lý ao nuôi dễ dàng hơn cũng như dễ kiểm soát dịch bệnh, bà con nên chọn ao nuôi có diện tích từ 0.2 – 0.4 ha. Với dịch tích ao nuôi càng nhỏ thì việc cải tạo ao sẽ được tốt hơn. Việc này cũng sẽ giúp các khâu chuẩn bị trước khi thả giống cũng được hoàn thiện hơn,… Nhờ đó, những việc này sẽ giúp tạo điều kiện cho cá phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, bà con cũng lưu ý độ sâu thích hợp nhất để nuôi cá kèo là 1.2m hoặc động không quá 1.8m.

Cách cải tạo ao nuôi

Trước khi bắt đầu vụ nuôi cá, người nuôi nên cải tao ao nuôi theo trình tự rõ ràng. Bạn cần tháo cạn hết nước ao nuôi -> sên vét sình -> phơi đáy ao -> cải tạo từ 4 đến 5 ngày. Bên cạnh đó, cần bón vôi từ 10 – 15kg/100m2 kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học trong thủy sản để ổn định phèn, pH. Cách này cũng sẽ giúp tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.

Sau khi cải tạo hoàn thiện, thời gian đầu cấp nước vào ao khoảng 0.35m. Lúc này, bạn có thể tiến hành thả giống vào ao. Sau đó, bạn nên tăng dần lượng nước từ 20 – 30cm sau mỗi lần cấp. Mực nước nên đạt dao động từ 30 – 40cm/tháng, sau đó nâng lên 1.2m hoặc cao hơn.

Cách chọn con giống và mật độ thả cá kèo

Hướng dẫn cách chọn con giống

Thông thường, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá kèo chủ yếu dựa vào tự nhiên. Chình vì thế mà mùa vụ nuôi cá phụ thuộc bởi sự xuất hiện của con giống ngoài tự nhiên. Mùa vụ nuôi cá kèo của các hộ nuôi ở Bạc Liêu là từ cuối tháng 4 – 10 Âm lịch. Kích cỡ khi khai thác trong giai đoạn nuôi này là từ 1.4 – 2mm. Còn ở Sóc Trăng, mùa nuôi cá kéo sẽ là từ tháng 5 – 11 Âm lịch. Vào mùa này, kích cỡ khi khai thác sẽ dao động từ 1.36 – 2mm.

Người nuôi nên chọn mua cá giống ở những trại cá giống uy tín. Việc này nhằm để đảm bảo chất lượng của những con cá kèo giống. Ngoài ra, các giống mua từ các ngư dân khai thác sẽ lẫn cá tạp cao hơn khi mua ở trại cá giống.

Mật độ thả cá kèo

Người nuôi có thể thả nuôi cá kèo với mật độ từ 30 – 60 con/m2. Ngoài ra, bạn còn có thể nuôi cá với mật độ lên đến 100 con/m2 nếu điều kiện thuận lợi. Bạn có thể nuôi được mật độ cao nếu ao nuôi cấp thoát nước được thực hiện chủ động dễ dàng, thức ăn đầy đủ,…. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nếu nuôi sớm vào tháng 4 – 5 cá sẽ phát triển tốt nhất. Còn khi nuôi ở các tháng 7 – 8 thì cá sẽ phát triển chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Điều này xuất hiện là do các biến động của thời tiết và môi trường.

Sau khi chọn được giống tốt, người nuôi cần chọn mật độ thả cho hợp lý
Sau khi chọn được giống tốt, người nuôi cần chọn mật độ thả cho hợp lý

Người nuôi cần lưu ý thêm là nếu thả con giống < 1.2 cm thì tỉ lệ hao hụt là rất lớn. Việc này xảy ra là do cá còn yếu và chưa thích nghi với điều kiện ao nuôi. Phần lớn bà con thường chọn kích cỡ nuôi trong khoảng < 2,5 cm. Với kích cỡ này, giá con giống sẽ tương đối thấp và tỉ lệ sống cao (61,8%).

Thức ăn của cá kèo và cách cho cá ăn

Các loại thức ăn cho cá kèo

Cá kèo là loài cá ăn tạp thiên về thực vật. Trong ống tiêu hóa của cá kèo chủ yếu là tảo khuê (83,1%), tảo lam (1,9%) và mùn bã hữu cơ (14,9%). Ngoài ra còn xuất hiện một số loài phù du như Copepoda (0m06%) và Cladocera (0,03%).

Thức ăn chủ yếu trong nuôi cá kèo thương phẩm là thức ăn công nghiệp dạng viên, loại thức ăn tự chế được phối trộn giữa cám và thức ăn của tôm sú theo tỉ lệ 10:1, hoặc cám : thức ăn cá da trơn theo tỉ lệ 2:1,…

Cách cho cá kèo ăn

Khi cá còn nhỏ cho thức ăn chìm dạng bột, cám mịn (40% đạm). Khi cá lớn có thể cho ăn dạng nổi (38% đạm). Từ giữa tháng thứ 2 trở đi cá giống ăn rất mạnh do đây là giai đoạn phát triển của cá và sau tháng thứ 3 cá ít ăn do đã tích lũy đủ năng lượng và có xu hướng bơi ra khỏi ao.

Ngoài ra, trong thời gian nuôi nên bổ sung thêm các men tiêu hóa trong thức ăn. Cách này nhằm để giúp kích thích cá ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời việc làm trên còn giúp bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi cá (ECOCLEAN SLUDGE REDUCER). Không chỉ vậy, có còn giúp cung cấp nguồn thực phẩm tự nhiên.

Cách chăm sóc và quản lý ao nuôi cá kèo

Cách thay nước ao nuôi cá kèo

Ao nuôi cá kèo cần được thay nước khá thường xuyên để đảm bảo vệ sinh
Ao nuôi cá kèo cần được thay nước khá thường xuyên để đảm bảo vệ sinh

Để tránh gây sốc cho cá, mỗi lần người nuôi nên thay khoảng 30% lượng nước trong ao. Nên thay nước định kỳ 7 đến 10 ngày thay một lần. Ngoài ra, người nuôi nên bón vôi trên bờ ao nuôi cá. Sau đó tiến hành hòa tan vào nước để tạt xuống ao khi trời mưa lớn.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của cá

– Theo dõi tình trạng của cá trong ao để kịp thời xử lý. Kết hợp bổ sung vitamin C, premix và men tiêu hóa để giúp phòng bệnh cho cá. Định kỳ sử dụng vi sinh xử lý Amoniac và NO2 để xử lý khí độc phát sinh trong ao. Cách làm này sẽ có thể giúp môi trường nuôi cá được cải thiện hơn.

– Hiện nay trong các ao nuôi cá kèo thâm canh xuất hiện một số bệnh như lở loét, phình bụng, đĩa kí sinh,… chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhưng nghi vấn ban đầu có thể do nước ao dơ, mật độ cao hoặc thức ăn không phù hợp.

– Nếu cá mác bệnh đường ruột và gan thì nên sử dụng Vitamin C, men vi sinh, Amox,… kết hợp thay nước sẽ đạt hiệu quả 5%0 – 60%. Còn đối với những loại bệnh khác thì bổ sung Vitamin và khoáng.

Tags: cá kèocách nuôi cá kèokỹ thuật nuôi cá kèo
Previous Post

Khám phá công dụng thật sự của Pharmaton đối với gà chọi

Next Post

Bật mí kinh nghiệm nuôi gà mía thịt lớn nhanh hiệu quả

Nguyễn Thị Kim Như

Nguyễn Thị Kim Như

Next Post
Gà Mía - một trong những loại gà lâu đời ở Việt Nam

Bật mí kinh nghiệm nuôi gà mía thịt lớn nhanh hiệu quả

Please login to join discussion
Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Các trang trại nuôi gà phổ biến tại Việt Nam

10 trại gà đá nổi tiếng Việt Nam bạn có thể tham khảo

21/10/2021
Khi cá tra bị bệnh xuất huyết, làm sao để trị bệnh cho cá đúng cách?

Khi cá tra bị bệnh xuất huyết, làm sao để trị bệnh cho cá đúng cách?

21/10/2021
Cá basa sốt cà chua là món ăn đặc sắc mà dễ làm

Làm món cá basa sốt cà chua sao cho thơm ngon?

21/10/2021
Một số mô hình xây dựng chuồng gà chọi đẹp mê

Các mẫu chuồng gà đẹp tiện lợi cho người chăn nuôi

21/10/2021
Đường dây cá độ bóng đá qua mạng

Xóa bỏ hoàn toàn đường dây cá độ qua mạng

21/01/2022
Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

21/01/2022
Ông trùm đường dây cá độ bóng đá

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô lớn

21/01/2022
Tên trùm đường dây đánh bạc

Bắt giữ các đối tượng đang chơi hình thức đánh bạc mới

21/01/2022

Thông Tin Mới

Đường dây cá độ bóng đá qua mạng

Xóa bỏ hoàn toàn đường dây cá độ qua mạng

21/01/2022
Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

21/01/2022
Ông trùm đường dây cá độ bóng đá

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô lớn

21/01/2022
Tên trùm đường dây đánh bạc

Bắt giữ các đối tượng đang chơi hình thức đánh bạc mới

21/01/2022
Các đối tượng trong đường dây đánh bạc

Triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn tại Hà Nội

21/01/2022
Đường dây đánh bạc bị triệt phá

Triệt phá ổ đánh bạc trong mùa dịch bệnh COVID-19

21/01/2022
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by diuretix.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by diuretix.com