• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
No Result
View All Result
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Nông Nghiệp
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi thuỷ sản

Những điều bạn cần biết khi muốn tiến hành nuôi cua đồng trong ruộng

Nguyễn Thị Kim Như by Nguyễn Thị Kim Như
20/10/2021
in Chăn nuôi thuỷ sản
0
Nuôi cua đồng là mô hình có thể giúp người dân làm giàu từ nguồn vốn không quá cao
Nuôi cua đồng là mô hình có thể giúp người dân làm giàu từ nguồn vốn không quá cao

Nuôi cua đồng là mô hình có thể giúp người dân làm giàu từ nguồn vốn không quá cao

Gần đây, những mô hình nuôi cua đồng trong ruộng đang ngày càng được nhân rộng hơn bởi người dân có thể tận dụng được nguồn tài nguyên có sẵn để kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, đây được đánh giá là mô hình có chi phí đầu tư ban đầu khá thấp nhưng lại thu lại được kết quả một cách nhanh chóng và mang đến giá trị kinh tế khá cao do nhu cầu thị trường luôn ổn định. Đồng thời, cua đồng là một loại động vật thuộc lớp giáp xác rất dễ nuôi, nguồn thức ăn lại phong phú và dồi dào ngoài tự nhiên. Kết hợp tất cả các yếu tố nổi bật như trên lại thì đây đúng là một mô hình khá tuyệt vời và dễ dàng đối với những hộ dân nào muốn thử sức nuôi trồng thủy sản.

Mục Lục

  • Cách chuẩn bị ruộng nuôi cua đồng
    • Chọn ruộng nuôi cua
    • Các bước cải tạo ruộng nuôi cua
    • Vệ sinh ruộng nuôi
  • Cách chọn và thả giống cua đồng
  • Các loại thức ăn nuôi cua và cách cho cua ăn
    • Các loại thức ăn của cua
    • Lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn
    • Thời gian cho cua đồng ăn
  • Cách quản lý và chăm sóc ruộng nuôi cua
  • Thu hoạch cua đồng

Cách chuẩn bị ruộng nuôi cua đồng

Chọn ruộng nuôi cua

Ruộng nuôi cua đồng nên có độ bằng phẳng và giữ nước tốt. Ngoài ra, ruộng nuôi cua còn cần có nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi. Đặc biệt là chất nước trong ruộng không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt. Diện tích mỗi ruộng từ 3000-5000m2 là hợp lý. Nếu ruộng nhỏ quá thì chất nước sẽ không được ổn định, còn ruộng lớn quá khó quản lý.

Các bước cải tạo ruộng nuôi cua

– Sau khi chọn được ruộng nuôi, tiến hành đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng thì cần đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng từ 15-20% diện tích đất ruộng.

– Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất thật chặt để nước không bị rò rỉ ra ngoài. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp. Bên cạnh đó, nền cống cũng phải được đầm chặt.

Ruộng nuôi cần được chuẩn bị kĩ để không bị thất thoát cua
Ruộng nuôi cần được chuẩn bị kĩ để không bị thất thoát cua

– Đặt lưới chắn xung quanh ruộng nuôi cua. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc Proximăng thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm. Lưu ý rằng đầu trên nên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.

– Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, bèo Nhật Bản,… Diện tích các loại cây này khoảng 1/3 mặt nước là được.

Vệ sinh ruộng nuôi

– Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành tát cạn nước để diệt hết địch hại của cua và tiêu diệt mầm bệnh, bằng cách bón vôi 7-10 kg/100 m2. Sau đó tiến hành phơi nắng ruộng từ 3-5 ngày. Sau phơi nắng thì cấp nước vào nhưng không cho nước tràn lên ruộng. Chỉ khi nào đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua lên ruộng tìm thức ăn.

– Tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng hoặc phân hóa học, hoặc chế phẩm sinh học để tạo nguồn động vật phù du phát triển. Chúng sẽ trở thành thức ăn cho cua giống mới thả.

– Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương. Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái khoảng 1/3 mặt nước.

Cách chọn và thả giống cua đồng

– Thời gian thả giống cua là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong.

– Mật độ: Nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2. Nếu cỡ giống là 300-600 con/kg thì thả cua vào ruộng với mật độ 1800 con/1000m2.

Nắm rõ cách thả cua đồng sẽ giúp chúng thích nghi tốt hơn với môi trường sống mới
Nắm rõ cách thả cua đồng sẽ giúp chúng thích nghi tốt hơn với môi trường sống mới

– Cách thả: Thả từ mé bờ ao cho cua tự bò xuống ruộng hoặc thả trong tráng. Sau đó hạ tráng xuống mặt nước cho cua tự bò ra. Việc này nhằm để tránh được hiện tượng cua bị sốc môi trường. Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.

Các loại thức ăn nuôi cua và cách cho cua ăn

Các loại thức ăn của cua

Cua là loài ăn tạp, thức ăn của cua đồng thiên về động vật. Thức ăn của chúng chủ yếu là thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn thì chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Nhất là đối với những con cua mới lột vỏ. Do đó người nuôi nên bổ sung kịp thời các loại thức ăn cho cua.

Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con.

Lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn

Từ tháng 1 đến tháng 3, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh trộn lẫn với cá tạp băm nhỏ, nấu chín nắm thành từng nắm nhỏ. Lượng thức ăn trong giai đoạn này sẽ từ 20-30% trọng lượng cua.

Từ tháng 4 trở lên là giai đoạn cua ăn khoẻ và mau lớn hơn. Do đó người nuôi cần cho ăn thêm rong cỏ, thức ăn tinh, cá tạp. Lượng thức ăn trong giai đoạn này sẽ từ 7-10% trọng lượng cua. Nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2) hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn.

Ngoài ra, có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành. Ngoài ra, người nuôi cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày.

Thời gian cho cua đồng ăn

Người nuôi cần cho cua ăn đúng giờ và canh chỉnh đủ lượng thức ăn
Người nuôi cần cho cua ăn đúng giờ và canh chỉnh đủ lượng thức ăn

Mỗi ngày, người nuôi nên tiến hành cho cua ăn 2 lần. Buổi sáng sớm là bữa “ăn nhẹ” và bữa chính là vào thời điểm chiều tối. Trong đó, buổi sáng chỉ nên cho ăn từ 20-40% tổng lượng thức ăn. Còn buổi chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

Cách quản lý và chăm sóc ruộng nuôi cua

Nước trong ruộng luôn phải đảm bảo sâu từ 5-10 cm. Nước quá béo (đặc màu) thì người nuôi cần phải tiến hành thay nước.

– Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần.

– Từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ 1/4-1/3 lượng nước ruộng.

– Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước. Thường sẽ thay từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.

– Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định. Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện dịch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết. Tuyệt đối phải đảm bảo nguồn nước trong ruộng luôn được sạch.

Thu hoạch cua đồng

Thời điểm thu hoạch cua đồng chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên, người nuôi nên tiến hành thu tỉa cua lớn đạt khối lượng thương phẩm trước. Còn cua nhỏ thì nên giữ lại để nuôi tiếp. Cua đồng có thể được thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp,… tát cạn, bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.

Tags: kỹ thuật nuôi cua đồngnuôi cua đồngnuôi cua đồng trong ruộng
Previous Post

Nâng cao thu nhập từ mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè

Next Post

Phòng bệnh lở mồm long móng gây nguy hiểm ở các loài gia súc

Nguyễn Thị Kim Như

Nguyễn Thị Kim Như

Next Post
Phòng bệnh lở mồm long móng ở gia súc

Phòng bệnh lở mồm long móng gây nguy hiểm ở các loài gia súc

Please login to join discussion
Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Các trang trại nuôi gà phổ biến tại Việt Nam

10 trại gà đá nổi tiếng Việt Nam bạn có thể tham khảo

21/10/2021
Khi cá tra bị bệnh xuất huyết, làm sao để trị bệnh cho cá đúng cách?

Khi cá tra bị bệnh xuất huyết, làm sao để trị bệnh cho cá đúng cách?

21/10/2021
Cá basa sốt cà chua là món ăn đặc sắc mà dễ làm

Làm món cá basa sốt cà chua sao cho thơm ngon?

21/10/2021
Một số mô hình xây dựng chuồng gà chọi đẹp mê

Các mẫu chuồng gà đẹp tiện lợi cho người chăn nuôi

21/10/2021
Đường dây cá độ bóng đá qua mạng

Xóa bỏ hoàn toàn đường dây cá độ qua mạng

21/01/2022
Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

21/01/2022
Ông trùm đường dây cá độ bóng đá

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô lớn

21/01/2022
Tên trùm đường dây đánh bạc

Bắt giữ các đối tượng đang chơi hình thức đánh bạc mới

21/01/2022

Thông Tin Mới

Đường dây cá độ bóng đá qua mạng

Xóa bỏ hoàn toàn đường dây cá độ qua mạng

21/01/2022
Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

Bắt giữ tên cầm đầu trong ổ cá độ bóng đá

21/01/2022
Ông trùm đường dây cá độ bóng đá

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô lớn

21/01/2022
Tên trùm đường dây đánh bạc

Bắt giữ các đối tượng đang chơi hình thức đánh bạc mới

21/01/2022
Các đối tượng trong đường dây đánh bạc

Triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn tại Hà Nội

21/01/2022
Đường dây đánh bạc bị triệt phá

Triệt phá ổ đánh bạc trong mùa dịch bệnh COVID-19

21/01/2022
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by diuretix.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by diuretix.com