Bệnh nhiễm trùng máu ở mèo là loại bệnh rất nguy hiểm, khi mèo bị nhiễm bệnh nhưng không được phát hiện kịp thời rất dễ tử vong. Loại bệnh này không có khả năng lây sang người nhưng có thể lây sang những con mèo khác bằng đường máu hay mô. Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu này khá giống với những loại bệnh có thể tự khỏi ở mèo như ớn lạnh, sốt và hôn mê. Vì vậy, khi mèo nhà bạn có các triệu chứng như thế nên đưa chúng đến bệnh viện thú y để kịp thời phát hiện bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các kiến thức về bệnh nhiễm trùng máu và biện pháp phòng ngừa bệnh, giúp các sen có thể chăm soc tốt hơn cho hoàng thượng nhà mình.
Bệnh nhiễm trùng máu ở mèo là gì?
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm “hoàng thượng” có thể mắc phải. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể của mèo tăng và và huyết áp thấp bất thường. Nếu không được chữa trị kịp thời nhiễm trùng máu sẽ nhanh chóng chuyển biến thành sốc nhiễm trùng và không còn khả năng cứu chữa.
Các triệu chứng của bệnh

Thông thường, mèo sẽ xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ở đường hô hấp trước. Các dấu hiệu và triệu chứng vật lý ban đầu bao gồm ớn lạnh, sốt và hôn mê. Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh tự miễn dịch được. Nhịp tim của “hoàng thượng” có thể nhanh hơn bình thường và có tiếng thổi tim là triệu chứng phổ biến.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu ở mèo
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu là do “hoàng thượng” tiếp xúc với các sinh vật gây bệnh. Những bé mèo có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Bất kỳ điều gì làm suy giảm hệ miễn dịch của mèo đều có khả năng khiến mèo có nguy cơ bị bệnh do vi khuẩn. Để có thể xác định được bệnh sen cần đưa “hoàng thượng” đến gặp bác sĩ thú y để tiến hành các xét nghiệm.
Chẩn đoán bệnh
Bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ thú y hồ sơ sức khỏe của mèo. Bao gồm cả các triệu chứng khởi phát và bản chất của các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện cũng như xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Cùng xét nghiệm sinh hóa, phân tích nước tiểu và bảng điện phân.
Các xét nghiệm máu thường sẽ phản ánh những thay đổi do thiếu máu trầm trọng. Hay do sự kết hợp phá hủy màng hồng cầu (tán huyết) và xuất huyết. Ngoài ra, các đốm máu có thể tiết lộ hình dạng hồng cầu của ký sinh trùng. Có đường kính từ một đến hai micromet, ở bên trong các tế bào hồng cầu. Khi đó, chọc hút tủy và lá lách sẽ là biện pháp tốt nhất để xác định dạng hồng cầu của ký sinh trùng.
Điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở mèo

Nhiễm trùng máu là căn bệnh rất nguy hiểm. Cần được điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Huyết áp thấp là biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Các biến chứng khác liên quan bao gồm lượng đường trong máu thấp, mất cân bằng điện giải cũng rất phổ biến. Mèo cưng cũng có thể bị áp xe từ vết thương bị nhiễm trùng dưới da. Tốt nhất là sen nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay khi bé có bất cứu triệu chứng gì. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bé.
Cách chăm sóc cho “hoàng thượng”
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe của “hoàng thượng”. Hệ miễn dịch càng tốt thì khả năng nhiễm bệnh của mèo càng thấp. Nếu mèo cưng không thể tự ăn được bạn nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Chẳng hạn như lắp một ống dẫn truyền tĩnh mạch cho đến khi tình trạng của bé được ổn định hơn. Các loại thuốc cũng giúp cải thiện tình hình như thuốc kháng sinh hay thuốc chống vi trùng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc dùng thuốc là an toàn nhé.
Các bé mắc bệnh nhiễm trùng máu xảy ra biến chứng có tỷ lệ tử vong khá cao. Điều quan trọng là sen cần cung cấp một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Nhằm giúp hệ miễn dịch của mèo luôn khỏe mạnh. Hãy tránh đừng để “hoàng thương” tiếp xúc với các sinh vật mắc bệnh hoặc có biểu hiện mắc bệnh nhé.
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu
Hầu hết mèo bị nhiễm bệnh sẽ tử vong trong vòng hai tuần. Kể từ khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Mặc dù cytauxzoonosis không lây nhiễm sang người. Nhưng có thể truyền sang những con mèo khác bằng đường máu hoặc mô. Một số cách phòng ngừa ký sinh trùng máu ở mèo:

– Hãy giữ gìn sạch sẽ để em mèo của bạn không bị ve và bọ chét. Nếu lỡ bị, hãy đảm bảo điều trị bọ chét/ve cho mèo nhanh chóng và dứt điểm.
– Hạn chế cho mèo đi ra ngoài đường để tránh lây nhiễm từ mèo hoang hoặc đánh nhau với chúng.
– Nếu bạn nuôi nhiều hơn một con mèo, hãy cách ly mèo bị bọ chét/ve với những con còn lại. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh sự lây lan.