Cá diêu hồng là loại cá nuôi phổ biến, đem đến giá trị kinh tế cao. Có nhiều hình thức nuôi cá diêu hồng như nuôi ghép với những đối tượng cá truyền thống, nuôi chuyên canh trong ao hoặc là nuôi trong lồng bè. Mô hình nuôi cá diêu hồng góp phần đa dạng hóa những loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao và nâng cao tối đa thu nhập cho người dân.
Đặc biệt mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè ngày càng được chú trọng vì những giá trị lợi ích nó mang đến. Để khuyến khích nông dân nuôi cá đạt hiệu quả cao và đúng kỹ thuật, người dân cần tìm hiểu và biết cách thiết kế lồng bè sao cho tiết kiệm. Từ đó giúp đạt năng suất nuôi cá diêu hồng ngày một hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng đời sống.
Đặc điểm sinh học của cá
Cá Điêu Hồng là loại rô phi lai giữa loài rô phi đen với rô phi vằn. Vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt hay màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen. Cá Điêu Hồng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao. Sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Cá Điêu Hồng là loài cá ăn tạp thiên về thực vật và các chất như:
- Mùn bã hữu cơ
- Tảo
- Động vật phù du trong nước
Trong nuôi cá, ăn thức ăn tự chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp, cám gạo, bột sắn, bột ngô hay rau bèo kết hợp một phần bột cá và thức ăn viên tổng hợp.
Mô hình nuôi cá trong lồng bè
Trung tâm Khuyến nông Cao Bằng thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè thuộc dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”.

Kỹ năng thiết kế lồng bè lưới
Tiết kiệm vì so với bè gỗ, chi phí làm bè lưới thấp hơn rất nhiều. Đầu tư lồng bè lưới (4 x 6 x 2,5 m) chỉ từ 5 – 10 triệu đồng. Thay vì lồng bè gộ lên đến 15-20 triệu đồng với kích thước như nhau. Ngoài ra, Khoa Thủy sản cũng kết luận rằng, nuôi cá trong lồn bè lưới tăng trưởng nhanh hơn và dễ thu hoạch hơn so với lồng bè gỗ. Cách thiết kế lồng bè lưới như sau:
Sử dụng lưới PE
Sử dụng lưới PE với mắc lưới 1-2cm (giá 55.000 đ/kg), thời gian sử dụng 2-3 năm. Vật liệu làm khung bè có nhiều (sắt, nhôm, inox, ống kẽm, gỗ,…). Tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy sử dụng sắt hiệu quả, giá thấp và sức chịu tốt hơn nhôm. Sắt có mạ lớp chống sét, bè nuôi nên sử dụng sắt phi 27-32. Thời gian sử dụng 3-5 năm. Phần phao nổi nên sử dụng thùng phi sắt hoặc nhựa (đường kính 60cm, dài 90cm).
Thiết kế bè nuôi tùy quy mô
Thiết kế bè nuôi tùy vào quy mô. Thông thường bè được thiết kế dạng hình chữ nhật, kích thước 4 x 6 x 2,5 m. Khung lồng bằng sắt ống, kết phao nổi và bọc lưới nylon. Lồng cho nổi trên mặt nước tối thiểu là 0,3m tránh cá nhảy khỏi lồng. Nên đặt lồng nơi nước chảy nhẹ của dòng sông. Tránh dòng nước xoáy, tàu thuyền qua lại nhiều, tránh dòng nước thải. Đáy lồng cách đáy sông tối thiểu 0,5m.

Qua đánh giá thực tế, sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện, đến nay mô hình đã đạt được kết quả khả quan. Cá diêu hồng phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ sống đến lúc xuất bán đạt trên 80%, trọng lượng trung bình đạt 0,6 kg/con. Năng suất khi thu hoạch đạt khoảng trên 44 kg cá thương phẩm/m3, lợi nhuận trung bình thu được từ 3 – 4 triệu đồng/tháng/hộ.
Tuy nhiên, để mở rộng mô hình phải chủ động sản xuất được con giống tại chỗ, đồng thời đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân…