Bệnh nấm phổi được biết đến là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xuyên xảy ra ở gà con. Đây là bệnh phổ biến và gây ra tử số cao ở gà con. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều bà con chưa hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này. Từ đó, không biết được những biểu hiện của bệnh nên không tìm ra được cách chữa trị đúng. Điều này khiến cho số lượng gà bị nhiễm bệnh ngày càng cao, khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì? Nguồn lây nhiễm đến từ đâu? Xem ngay bài viết dưới đây để có cách phòng bệnh nấm phổi đúng cho gà nhé!
Tổng quan về bệnh truyền nhiễm cấp tính

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà con, bệnh số và tử số cao. Đặc trưng của bệnh là hình thành các u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi khí.
- Căn bệnh : Aspergillus fumigatus.
- Thuộc nấm mốc, sinh sản vô tính bằng bào tử trần.
- Môi trường nuôi cấp : saboro.
- Nhiệt độ nuôi cấy là nhiệt độ phòng, 37oC hoặc cao hơn.
- Khuẩn lạc trong thời gian đầu tiên trắng mịn như nhung, sau đó chuyển sang màu xanh lá cây lợt, xanh lá cây và sẫm màu dần cho đến màu đen, lúc đó khuẩn lạc thành cục hay thành từng mãng.
- Sức đề kháng: đề kháng tốt với nhiệt độ và hoá chất, hấp khô 120oC trong vòng 1 giờ hoặc đun sôi 5 phút mới diệt được bào tử.
- Các chất hoá học phải có nồng độ cao như formol 2.5% , Acid xalixalic 2.5% tiêu diệt được khuẩn lạc.
Phương pháp truyền nhiễm cấp tính
Bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà có nhiều cách để lây nhiễm. Chi tiết như sau:
Gà con rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính
- Tất cả các gia cầm và chim đều nhiễm bệnh, nhưng vịt và ngỗng cảm thụ nhất, sau đó đến gà và gà tây.
- Lứa tuổi cảm thụ từ 1-3 tuần tuổi, tuy nhiên có đôi khi gặp những trường hợp lúc 6-7 tuần tuổi.
- Gia cầm trưởng thành thường ít thấy.
Nguồn bệnh
Gia cầm bệnh, trứng bệnh, thức ăn, ổ rơm bị nhiễm trùng, máy ấp bị vấy nhiễm, gà con 1 ngày tuổi bị nhiễm vì hít phải bào tử
Đường lây nhiễm
- Chủ yếu qua đường hô hấp, bào tử được phát tán khắp nơi chủ yếu từ chất độn chuồng ổ rơm, từ thức ăn bị nhiễm nấm, từ nền chuồng… gia cầm hít phải các bào tử này và bị nhiễm bệnh.
- Gia cầm nuôi nhốt theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp thì bệnh thường nặng hơn nuôi chăn thả.
- Ngoài ra bệnh còn có thể lây qua đường tiêu hoá.
Các truyền nhiễm cấp tính phát sinh ở gà
- Bào tử nấm xâm nhập vào niêm mạc hô hấp hoặc tiêu hoá, sau đó theo máu đến địa điểm ký sinh và nẩy mầm tạo thành sợi nấm, tạo những u nấm to nhỏ màu trắng xám, hay màu vàng ở phổi hoặc thành các túi khí hoặc một số cơ quan khác.
- Trong quá trình sinh sản thì các tế bào nấm sẽ sản xuất ra các sản phẩm trao đổi chất, đó là các men phân giải protein, nó phá hoại mô bào và đó cũng là ngoại độc tố gây nhiễm độc huyết, làm con vật xuất hiện triệu chứng trúng độc toàn thân và chết.
Triệu chứng của bệnh truyền nhiễm cấp tính

- Thời gian nung bệnh là 3-10 ngày.
- Thể cấp thường thấy ở gà con từ 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ chết khoảng từ 50-80%.
- Thể mãn thường thấy ở gà lớn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp.
Triệu chứng của thể cấp tính
- Lúc đầu gà có triệu chứng như uể oải, lim dim, chán ăn, khát nước, thường đứng riêng hay nằm một chỗ, gà khó thở, ngáp nhịp thở nhanh.
- Gà ốm đi nhanh chóng, tiêu chảy ở giai đoạn sau, từ mắt và mũi chảy ra chất dịch nhớt trông giống như huyết thanh, sau đó kiệt sức và chết, trước khi chết có co giật do trúng độc.
- Tỷ lệ chết bắt đầu từ ngày tuổi thứ 5, đỉnh cao lúc 15 ngày tuổi, những con nhiễm nặng chết trong vòng 24 giờ.
Triệu chứng của thể mãn tính
Bệnh nhẹ ít chết, thở khó kéo dài, ốm yếu, mào yếm nhợt nhạt, có thể chết do ngộ độc mãn
Bệnh tích từ bệnh truyền nhiễm cấp tính
Có những u nấm to nhỏ màu trắng hay vàng xám ở trên phổi và thành túi khí, khi tách u nấm ra rất dễ dàng. U nấm chia làm hai thể:
- U hạt có giới hạn rõ ràng, nổi rõ trên bề mặt tổ chức, thường thấy ở thể cấp.
- U lan tràn thì không thể đếm được, u không có giới hạn, mọc khắp các tổ chức, thường gặp ở thể mãn tính.
Bệnh ích của thể cấp tính
Phổi viêm có thể có những vùng gan hoá, phù và tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có những đám hoại tử, niêm mạc khí quản xung huyết có nhiều dịch nhờn.
Bệnh tích của thể mãn tính
Thành túi khí dày, xoang túi khí hẹp chứa nhiều mũ và fibrin, ngoài ra còn có những hạt nấm mọc ở gan, lách, tim, phúc mạc, màng treo ruột
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.
Cách chẩn đoán bệnh truyền nhiễm cấp tính

- Tiếng thở của bệnh viêm phế quản ( IB ) và bệnh viêm thanh khí quản ( ILT ) là gà thở khó và có tiếng ồn, có tiếng khò khè và tiếng ọt.
- Nấm phổi thở khó nhưng không có tiếng động.
- Bệnh thương hàn: phổi có nốt trắng nhưng đó là nốt hoại tử, ngoài ra còn hoại tử ở gan và lách.
Hướng dẫn phòng và điều trị truyền nhiễm cấp tính
- Điều trị: không dùng kháng sinh có nguồn gốc từ nấm, dùng các kháng sinh như Nystatin, Myscotatin, AmphotericinB, ngoài ra còn có thể dùng các hoá chất diệt nấm như Rystanviolet, sulfat đồng.
- Nên tăng cường thêm vitamin A trong quá trình điều trị.
- Phòng : Ngoài vấn đề dinh dưỡng như cung cấp thức ăn tốt , đầy đủ dinh dưỡng cho gà, chúng ta cần chú ý đến các vấn đề về vệ sinh thú y như: Sát trùng chuồng trại, các chất độn chuồng phải được xử lý bằng hoá chất, sát trùng trước khi đưa vào trại.
- Thay ổ rơm hay chất độn chuồng thường xuyên, chuồng phải khô ráo, không ẩm ướt, thức ăn không dùng thức ăn cũ, lâu ngày.
- Không ấp trứng của những gà bệnh. Trước khi ấp trứng, máy ấp phải được xông bằng Formol và thuốc tím theo tỉ lệ 2:1. Hoặc có thể xịt bằng các thuốc sát trùng như Thiabenidazole.
- Chủ động dùng vacxin IB chủng H120 nhỏ mũi mồm cho gà con lúc 3-4 ngày tuổi lần 1. Cho uống nhắc lại lần 2 lúc 18- 21 ngày tuổi. Và cho uống IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B lúc 30- 35 ngày tuổi. Nếu nuôi gà đẻ thì cho uống nhắc lại 15 ngày trước khi gà đẻ.
Để tránh lặp đi lặp lại ngày xử dụng vacxin chống 2 bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm người ta dùng vacxin nhị giá ND- IB vào các đợt:
- Đợt 1: Lúc 3-4 ngày tuổi, nhỏ mắt, mũi, mồm.
- Đợt 2: Cho uống lúc 18- 21 ngày tuổi để phòng 2 bệnh cũng lúc.