Ngan hậu bị là những con ngan sắp tới thời kì sinh sản, giai đoạn này, chủ nuôi cần chú ý rất kỹ tới những biểu hiện của đàn ngan. Ngan trống và ngan mái cần được áp dụng chế độ ăn hạn chế, chúng cần ăn kiêng đẻ đảm bảo không quá béo hoặc quá gầy, đạt khối lượng tiêu chuẩn để chuẩn bị vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là một giai đoạn quan trọng và rất cần được lưu tâm trong suốt quá trình đẻ. Nếu ngan vượt quá hoặc không đạt đủ trong lượng tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của ngan mẹ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc ngan hậu bị, kính mời bà con tham khảo!
Cách lựa chọn ngan giống hậu bị
Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trông 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi.

Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượngngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.
Chọn ngan nở đúng ngày (ngày thứ 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu sắc đặc trưng lông tơ của giống. Nên tách ngan trống, ngan mái nuôi riêng từ lúc 1 ngày tuổi. Ngan
R31: Lông màu vàng chanh, có phót đen ở đuôi.
Ngan R51: Lông màu vàng hoặc rơm, chân và mỏ màu hồng, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Ngan siêu nặng: Lông màu vàng, vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân và mỏ màu hồng.
Chuẩn bị chuồng trại
– Chuồng nuôi: chuồng nuôi và dụng cụ phải cọ rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15-20 ngày và được xử lý theo qui trình vệ sinh thú y, quét vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2-3 lần. Trước khi xuống ngan con 1-2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (Đóng kính cửa để phun sau 5h mới mở cửa ra).
Các loại dụng cụ cần thiết
– Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70x50x2,5cm, sử dụng cho 70-100 con trên máng. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi cho ngan ăn bằng máng tôn có kích thước 70x50x5cm.

– Máng uống:
- Giai đoạn: 1-2 tuần tuổi sử dụng mág uống tròn 2 lít
- Giai đoạn 3-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít dùng cho 20-30 con trên máng. Đảm bảo cung cấp 0,3-0,5 lít nước/con/ngày. Ngan hậu bị sinh sản cho uống theo hệ thống mámg uống (Xây dựng máng nhỏ vệ sinh ngày 2-3 lần) đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ngan.
– Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W/1 quây (60-70 ngan). Mùa đông 2 bóng trên một quây. Ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than, lò ủ trấu v.v… Cần hết sức lưu ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ bếp trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ đàn ngan.
– Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5; dài 4,5: sử dụng cho 60-70 con/quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3 đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái.
– Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con. Giữ nhiệt và tránh gó lùa vào đàn ngan.
Chất độn nền chuồng
Chất độn chuồng phải đảm bảo khô sạch không ẩm mốc. Sử dụng phoi bào, trấu, nếu không dùng cỏ, rơm khô băm nhỏ v.v… Phun thuốc sát trùng bằng Formol 2%. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo cho ngan luôn được tắm nước sạch.