Hiện nay, các mô hình nuôi tôm càng xanh chắc hẳn đã quá quen thuộc với rất nhiều người bởi đây là loại thủy sản được tiêu thụ rất nhiều mỗi ngày. Mỗi một loại, giống thủy sản sẽ có kỹ thuật nuôi khác nhau, mô hình nuôi tôm càng xanh cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, khi nuôi loại tôm này thì chắc hẳn vấn đề đau đầu nhất của người nuôi là việc cho tôm ăn các loại thức ăn ra sao, khẩu phần ăn như thế nào,… để đáp ứng được vừa đủ nhu cầu của tôm. Nếu bạn đang muốn đầu tư mô hình nuôi tôm càng xanh và muốn biết thêm về khẩu phần ăn của loại thủy sản này thì hãy tham khảo ngay qua bài viết hữu ích sau đây nhé!
Thức ăn cho tôm càng xanh theo từng giai đoạn
Tương tự như khi thả nuôi các loại thủy sản khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng mà thức ăn cho tôm càng xanh sẽ có sự biến đổi nhất định. Do đó, người nuôi cần phải biết lựa chọn loại thức ăn tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của tôm.
Giai đoạn ấu trùng
Với giai đoạn ấu trùng, tôm ăn sinh vật lơ lửng. Do đó, người nuôi thường sử dụng ấu trùng artemia. Trong khi đó, khi chuyển sang giai đoạn còn nhỏ, tôm càng xanh sẽ tự mình bắt mồi ở đáy ao. Lúc này, bà con có thể sử dụng tép, cá tạp, ốc,… nghiền nhỏ để làm thức ăn cho tôm. Trong trường hợp thả nuôi với quy mô lớn, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM để ủ thức ăn. Việc này sẽ giúp tăng sức đề kháng cũng như giúp tôm hấp thụ thức ăn hiệu quả hơn.
Giai đoạn tôm càng xanh trưởng thành

Với tôm trưởng thành, thức ăn và khẩu phần ăn sẽ khác hơn. Trong giai đoạn này, bà con có thể cho tôm ăn thức ăn tươi như trên. Bên cạnh đó, người nuôi cũng có thể cho tôm ăn cám, bột cá, các loại thức ăn viên,… Miễn sao khẩu phần thức ăn cho tôm cần có lượng đạm ở mức 25 – 30% là tốt nhất.
Khẩu phần ăn cho tôm càng xanh
Ngoài việc giảm lượng thức ăn theo sự sinh trưởng, phát triển của tôm, bà con cần chú ý sử dụng thức ăn cho tôm tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như tình hình sức khỏe của loại thủy sản này. Có được nguồn thức ăn hợp lý sẽ giúp cho tôm sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
Trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, nắng quá nhiều, bà con cần giảm lượng thức ăn cho tôm. Đồng thời hãy tích cực theo dõi các hoạt động của tôm. Nhất là khi nhiệt độ vượt mức 32 độ C, tôm sẽ ngừng ăn và nằm yên. Lúc này, chúng sẽ ẩn mình sâu trong lớp bùn đáy dưới ao nuôi.

Trong điều kiện nguồn nước bị ô nhiễm, lượng thức ăn cũng cần được giảm bớt. Đây là điều hết sức quan trọng. Cùng với đó, nếu sức khỏe tôm không ổn định, tôm sẽ ăn yếu hơn. Đây là điều hết sức quan trọng mà người nuôi tôm cần lưu ý. Khi cho tôm ăn, bà con nên cho ăn ở một vị trí nhất định. Điều này vừa giúp hình thành phản xạ cho tôm. Việc này còn giúp tránh làm ô nhiễm môi trường sống của tôm.
Hướng dẫn cách bảo quản thức ăn cho tôm
Cho dù sử dụng thức ăn tươi hay thức ăn tự chế biến, bà con cũng nên cho tôm ăn trong khoảng 24 giờ. Trong điều kiện nắng nóng, thức ăn có thể bị ôi thiu sớm. Nếu cho tôm ăn thì chúng sẽ khiến cho tôm dễ mắc bệnh.
Với thức ăn viên công nghiệp, bà con cần bảo quản ở nơi thoáng mát. Đặc biệt là nên tránh ánh nắng trực tiếp. Trong điều kiện thời tiết mưa, độ ẩm cao, bà con cần đặt thức ăn ở vị trí cao hơn so với mặt sàn. Sau khi thức ăn đã mở bao bì, bà con nên tiến hành cho tôm ăn trong thời gian từ 1-2 tháng sau đó. Nếu thấy thức ăn có dấu hiệu mốc thì bà con nuôi tôm cần bỏ ngay. Tuyệt đối nên tránh việc cho tôm ăn các loại thức ăn không đảm bảo. Bởi việc này sẽ có thể gây hại cho cả ao tôm.
Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất trong việc lựa chọn và sử dụng thức ăn cho tôm. Nếu biết cách áp dụng, bà con có thể tiết kiệm 50% chi phí nuôi tôm một cách dễ dàng nhờ tiết kiệm chi phí thức ăn, chi phí phòng, điều trị dịch bệnh ở tôm.