Các tín đồ nuôi mèo chắc cũng không ít lần nhìn thấy mèo của mình bị mắc chứng nôn mửa, có thể đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lí cần sự kiểm tra của bác sĩ. Thông thường một chú mèo nếu ăn những thứ không thích hợp hoặc ăn quá nhiều sẽ bị nôn, tuy nhiên một số trường hợp lại liên quan tới dạ dày hoặc các bộ phận tiêu hóa trong cơ thể của chúng. Bài viết này sẽ giới thiệu về các triệu chứng và cách phòng tránh mèo bị nôn, hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho các sen.
Triệu chứng khi mèo nôn
Những dấu hiệu được nêu dưới đây có thể báo hiệu bé mèo của bạn đang gặp các bệnh nguy hiểm. Vì thế cần theo dõi để xử lý kịp thời. Khi mèo bị nôn sẽ xuất hiện những triệu chứng nhận biết sau đây:

– Luôn chảy nước dãi.
– Hay liếm hoặc nhai quá nhiều.
– Chán ăn, không còn háu ăn như mọi ngày
– Cơ thể rất yếu ớt, sụt cân và có hiện tượng máu nhiều trong bãi nôn.
Nguyên nhân khiến mèo bị nôn
Theo các thống kê, việc mèo bị nôn có thể nằm trong một số nguyên nhân sau đây:
Do hệ tiêu hóa của mèo yếu
Nguyên nhân chủ yếu khiến mèo bị nôn là từ việc ăn uống gây nên bệnh về đường tiêu hóa. Khi mèo ăn phải các thức ăn lạ, ôi thiu, nhiều mỡ dễ dẫn đến bị nôn. Ngoài ra việc cho mèo ăn quá nhiều trong một bữa ăn có thể khiến dạ dày các bé phải hoạt động mạnh. Việc phải hấp thụ quá nhiều chất sẽ khiến dạ dày của mèo quá tải và gây ra tình trạng nôn ói.
Do búi lông trong dạ dày

Đặc tính của loài mèo là thích liếm lông của mình. Việc liếm lông nhiều khiến các bé vô tình nuốt 1 lượng lông vào bụng và chui xuống dạ dày. Lông thì không thể tiêu hoá được, vậy chúng sẽ bị vón lại. Gây ảnh hưởng tới dạ dày các bé mèo gây nên tình trạng nôn ói.
Do mắc dị vật
Việc ăn các thức ăn lạ và có hạt to làm cho mèo dễ bị mắc dị vật ở cổ hoặc ở bụng. Khiến cho mèo khó chịu, cố gắng đẩy dị vật ra bên ngoài và thường mèo sẽ ói. Nếu trong 1 giờ đồng hồ mèo không có khả năng tự đẩy dị vật ra bên ngoài thì nhất định bạn phải can thiệp bằng cách hỗ trợ mèo hoặc mang đến thú y.
Nên làm gì khi mèo nôn?
Bạn nên kiểm tra thức ăn của mèo. Xem có vệ sinh hay không, hạn sử dụng như thế nào, mèo có ăn phải vật gì lạ, liếm phải hóa chất, mỹ phẩm hay không? Bên cạnh đó kiểm tra phân của mèo. Mèo có bị tiêu chảy hay phân của mèo có gì bất thường hay không. Nếu phát hiện được nguyên nhân mèo bị nôn ói do thức ăn có vấn đề hoặc mèo liếm phải các chất làm ngộ độc thì có thể hoàn toàn chăm sóc mèo tại nhà.
Trong trường hợp đó, bạn cần chú ý không cho mèo ăn hoặc uống. Cho đến khi chúng đã nôn hết những gì còn trong bụng, điều này mất khoảng 2 giờ. Tiếp theo, hãy cho mèo cưng uống nước sạch đã được nấu sôi và cho ăn những thứ dễ tiêu hoá. Ngoài ra, Sen có thể bồi bổ thêm cho hoàng thượng các món ăn tự làm và dễ tiêu. Chẳng hạn như khoai tây, bí đỏ luộc, thịt gà nấu chín, pate để giúp chúng sớm bình phục hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn kéo dài, bạn cần đưa mèo đến các phòng khám thú y ngay lập tức. Để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị thích hợp cho hoàng thượng của bạn.
Một số lưu ý
– Bạn thường xuyên cho mèo uống nước, nhằm bù cho lượng nước mất đi do hao hụt khi nôn. Trường hợp mèo chưa nôn, bạn chia nước thành nhiều đợt khác nhau, mỗi lần một lượng ít vừa đủ. Sau khoảng 4 giờ mèo vẫn chưa có dấu hiệu nôn, bạn hãy làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y chỉ định nhé.

– Thức ăn cho mèo trong giai đoạn này cần đảm bảo đủ tinh bột và protein, hạn chế nhiều dầu mỡ. Các bạn có thể cho mèo ăn cơm hoặc khoai tây, phô mai, sữa – vitamin. Nhằm giúp mèo bổ sung năng lượng cho các hoạt động sống.
– Khi mèo bị bệnh, bạn hãy để mèo trong nhà nhằm tiện theo dõi tình hình sức khỏe. Có thể mua vòng cổ, dây dẫn cho mèo để giữ em trong nhà. Cung cấp thức ăn cho mèo sạch sẽ, đảm bảo. Tránh việc em đi ra ngoài nhiều và ăn thức ăn ôi thiu, không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể khiến bệnh nặng hơn.
Phòng ngừa mèo bị nôn
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp mèo không còn tình trạng nôn mửa, bạn có thể tham khảo như sau:
– Luôn cho mèo uống nước sạch, vì nước bẩn có thể gây buồn nôn cho một số bé mèo. Thay đổi thức ăn đột ngột cũng có thể gây ra những triệu chứng xấu về tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
– Bạn hãy đảm bảo thức ăn của mèo và môi trường sống luôn vệ sinh, sạch sẽ. Thức ăn của mèo tuyệt đối không được hết hạn sử dụng. Cần được bảo quản đúng cách để không bị hư, hỏng.
– Bổ sung chất xơ từ rau, củ và các loại dầu tự nhiên để hỗ trợ tiêu hóa cho mèo.
– Thường xuyên chải lông cho mèo để hạn chế mèo nuốt phải búi lông
– Sổ giun sán định kỳ giúp cho hệ tiêu hóa của mèo luôn khỏe mạnh.
Bài viết này đã cung cấp kiến thức về nguyên nhân, giải pháp, biện pháp phòng ngừa mèo bị nôn. Hy vọng có thể giúp bạn có những biện pháp điều trị kịp thời cho mèo cưng của mình khi chúng bị nôn. Cùng chờ đón các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!