Căn bệnh Marek là lỗi nguy hiểm đối với đàn gà vì khả năng lây lan lâu và dài. Một cá thể khi mắc bệnh có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm kéo dài hơn một năm. Gà mắc bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong luôn luôn duy trì ở mức 20% đến 70% ở gà chưa tiêm vaccine. Thiệt hại do căn bệnh này gây ra không hề nhỏ. Cơ thể của gà ngày càng suy kiệt, nhiều bộ phận, nội tạng bị triệt tiêu, gần như vô dụng. Ngoài ra còn khiến năng suất chăn nuôi vừa giảm, lại tiêu tốn nhiều thức ăn hơn. Chi tiết về căn bệnh lây nhiễm này sẽ được đề cập chi tiết hơn dưới đây.
Bệnh Marek lây nhiễm quá đường ăn uống và hô hấp

Bệnh Marek ở gà gây nên bởi virus Herpes type B. Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con thường dễ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm còn qua dụng cụ chăn nuôi hoặc do người nuôi mang mầm bệnh từ khu chuồng nuôi này sang khu chuồng nuôi khác.
Bệnh có thể lây lan nhanh, mạnh trên đàn gà vì virus có trong các nang lông. Sau khi nhiễm bệnh 14 ngày, gà con đã lây bệnh cho nhau. Virus có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường ở nhiệt độ 20-25 độ C và hàng năm ở 4 độ C. Khi xâm nhập vào đàn, virus có khả năng lây lan nhanh giữa gia cầm chưa được tiêm phòng. Gà nhiễm bệnh tiếp tục mang trùng và là nguồn lây bệnh trong thời gian dài. Virus có thể lan truyền rất xa trong không khí.
Triệu chứng do bệnh Marek gây ra
Trọng lượng giảm, gà bỏ ăn, đi ngoài lỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Gà đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Tỷ lệ chết 20- 70% ở đàn gà không tiêm vắc -xin. Khi thần kinh mề bị tổn thương, gà có mề và ruột rất nhỏ, gần như vô tác dụng.
- Thể mãn tính (thể cổ điển) chủ yếu xảy ra ở gà 4 – 8 tháng tuổi thường ở hai thể, thể thần kinh và thể mắt.
- Thể thần kinh: gà bệnh đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi gà có thể bị rủ xuống hoặc lệnh sang một bên. Cánh sã xuống một bên hoặc cả hai bên.
- Thể viêm mắt: Trong nhiều ổ dịch, gà thường viêm mắt. Bệnh bắt đầu bằng hiện tượng viêm mắt nhẹ. Gà tỏ ra rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong. Dần dần viêm màng tiếp hợp rồi viêm mống mắt. Mủ trắng đóng dầy khoé mắt, khả năng nhìn kém dần, không mổ trúng thức ăn và cuối cùng có thể bị mù.
Cách điều trị hiệu quả nhất
Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát, sử dụng một trong các loại thuốc sau: Gentacostrim pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 60 – 120mg/1kg trọng lượng cơ thể; Synavet pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha 1g/1lít nước uống; Cosmixforte pha 1g/1 lít nước uống.
Giải pháp phòng bệnh

Dùng vắc -xin phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm. Các loại thuốc để phòng bệnh gồm: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn; B-Complex pha 1g/1 lít nước uống; ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100kg thức ăn; Hanmix B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống 750 -1.500g/250 kg thức ăn. Đối với gà thịt 600 – 1.200g/250 kg thức ăn. Đối với gà dò 500 – 1.000g/250 kg thức ăn.
Đây là căn bệnh thường gặp gà ở mọi lứa tuổi, khi có các triệu chứng trên, người chăn nuôi cần đến các cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm.