Leucosis là một căn bệnh thật sự đáng sợ đối với loài gà. Gà mắc bệnh sẽ xuất hiện những khối u lành tính hoặc ác tính trong cơ thể. Chính vì vậy, căn bệnh này được ví như bệnh “ung thư của gà”. Đối tượng dễ mắc bệnh này nhất chính là những chú gà trong giai đoạn gần 3 tuổi. Bệnh sẽ không bộc phát ngày mà phải trải qua thời gian nung bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh Leucosis chính là do virus thuộc họ nhà Retrovirus. Bệnh này rất khó phân biệt vì triệu chứng khá giống với bệnh Marek ở gà. Thế nên mọi người cần phải biết cách chẩn đoán phù hợp để có giải pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh Leucosis

- Virus leuco thuộc chi Alpharetrovirus, nhóm Retroviridae.
- Virus leuco được chia 5 nhóm dựa vào kháng nguyên bề mặt. A, B, C, D và J. Nhóm A,B được tìm thấy chủ yếu ở các nước phương tây.Nhóm J được tìm thấy đầu tiên ở Anh sau đó được tìm thấy trên gà thịt ở nhiều nước trên thế giới là vi rút cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
- Một nhóm thứ 6 (nhóm E) là nhóm nội sinh được tạo ra do sự tích hợp vào AND của tế bào vật chủ.
- Tất cả các nhóm gây bệnh đều có biểu hiên ung thư. Gây bệnh tích là các u trên nội tạng.
- Gà là vật chủ tự nhiên của tất cả các nhóm Leuco gây bệnh. Ngoài ra người ta còn tìm thấy viruts trên gà lôi, chim cút, gà gô.
- Virut Leuco truyền từ mẹ sang con thông qua lòng trắng, lòng đỏ, hay cả hai việc nhiễm trùng có thể sảy ra ngay khi bắt đầu ấp.
- Gà có thể bị nhiễm trùng ngang khi tiếp súc với mầm bênh như phân hoặc vaccine không an toàn.
- Khi gà bị nhiễm trùng ngang có biểu hiên khối u điển hình hơn khi nhiễm từ mẹ sang con.
Triệu chứng bệnh “ung thư” ở gà
Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào chủng, số lượng virus, đường xâm nhập, tuổi và đặc tính di truyền của vật chủ. Trong phòng thí nghiệm, thời gian nung bệnh trong vòng 5 – 7 tuần, nhưng thực tế thời gian nung bệnh từ 10 – 20 tuần hoặc dài hơn. Triệu chứng của bệnh không điển hình. Gà có biểu hiện:
- Giảm ăn, gầy yếu, tiêu chảy, mất nước.
- Một số con có biểu hiện bụng xệ, mào nhợt nhạt, ủ rũ.
- Triệu chứng không thường gặp xuất huyết lỗ chân lông ở gà.
- Con vật sẽ chết sau một vài tuần từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
- Trong thể myelocytomatosis, do các khối u ở tủy xương khiến cho gà hình thành các u ở đầu, ngực, chân và hố mắt gây xuất huyết, mù mắt.
- U máu có thể ở da, hình thành mụn giộp máu, có thể vỡ gây chảy máu.
- U thận có thể gây liệt do thần kinh hông bị chèn ép.
- U xương làm cho các xương dài của chân bị ảnh hưởng, gà còi cọc, bước đi khập khiễng.
- Với gà đẻ sản lượng trứng của gà bệnh giảm, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ chết cao hơn 5 – 15%, tỷ lệ thụ thai thấp hơn 2.4% và tỷ lệ ấp nơ giảm 12,4%.
Bệnh tích do Leucosis gây ra
- Bệnh Leucosis ở gà xảy ra ở gà trên 3 tháng tuổi. Bệnh tích quan sát được là các khối u ở gan, lách, thận, xương, phổi, cơ quan sinh dục, ….
- Các khối u mềm, trơn nhẵn, mặt cắt ngang có màu xám hoặc kem nhạt. Khối u có thể bao gồm nhiều khối u nhỏ.
- Thể u phân tán thường gặp ở gan, gồm nhiều u nhỏ đường kính nhỏ hơn 2mm, phân bố đồng đều khắp các nhu mô.
- Thể u tập trung làm cho tổ chức bệnh sưng to, có màu xám nhat, dễ nat. Gan, lách gà bệnh thường sưng to đặc biệt.
- Gan gà bình thường chỉ nặng từ 30 – 50g nhưng gan gà bệnh có con tới 500g. Lách từ 1-3g, khi sưng nặng đến 20g.
- Một số trường hợp gan cứng, có tơ huyết. Lách sưng to, có màu đỏ mềm dễ nát.
- Bệnh tích điển hình cũng thấy ở túi Fabricius, có nhiều khối u hình thành.
Cách chẩn đoán bệnh Leucosis ở gà

Cà 2 cách để bạn chẩn đoán bệnh Leucosis, bao gồm phương pháp lâm sàn và phi lâm sàn. Chi tiết như sau:
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào các đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng, bệnh tích đặc trưng để chẩn đoán. Nhưng bệnh Marek cũng gây ra khối u trên gà rất khó để phân biệt.
Phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng
Đối với phương pháp phi lâm sáng, chúng ta có 2 hướng chẩn đoán như dưới đây:
Chẩn đoán huyết thanh học
- Bệnh phẩm: Huyết tương, huyết thanh, lòng đỏ trứng
- Các phản ứng được sử dụng để xác định kháng thể kháng virus gồm ELISA, phản ứng trung hòa.
Chẩn đoán Virus học
Bệnh phẩm bao gồm: máu, huyết tương, huyết thanh, dịch ngoáy họng, lòng trắng trứng, phôi và các mô bào. Bệnh phẩm có thể bảo quản lâu dài ở -60o
Cách phòng bệnh Leucosis

Để phòng chống bệnh ung thư ở gà một cách tốt nhất, người nuôi cần áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng bệnh:
- Kiểm tra kháng nguyên trong lòng trắng trứng để loại bỏ những đàn gà mang mầm bệnh.
- Mua gà giống từ các cơ sở chăn nuôi, ấp trứng an toàn với bệnh.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ, đối với lò ấp dùng hỗn hợp foccmol, thuốc tím để xông lò ấp.
- Sát trùng dụng cụ chăn nuôi, kiếm soát người ra vào trang trại, diệt trừ chuột, mạt gà, loại bỏ các yếu tố gây stress cho gà.
- Đảm bảo mật độ chuồng nuôi phù hợp với từng lứa tuổi của gà.
Cách điều trị bệnh Leucosis
- Bệnh do virus gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Công tác điều trị không đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Gà mắc bệnh Leucosis nên được tiêu hủy đúng cách, dưới sự hướng dẫn của bác sỹ thú y.