Bồ câu là một trong những loài dễ nuôi, ít bệnh tật và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều nhà nông. Khi nuôi bồ câu bạn chỉ cần bỏ chút công sức ở giai đoạn đầu trong việc dựng chuồng, thời gian sau thì việc chăm nuôi vô cùng đơn giản và ít tốn sức để chăm nom. Chuồng bồ câu được chia thành nhiều loại với các đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của người nuôi. Chuồng nuôi bồ câu thả vườn vô cùng dễ thực hiện lại còn tiết kiệm được chi phí nên được ưa chuộng hơn cả. Làm theo hướng dẫn được chia sẻ sau đây thì bạn đã có thể dựng được một chuồng bồ câu chất lượng như mong muốn.
Nuôi bồ câu thả vườn là gì?
Nuôi chim bồ câu thả vườn là mô hình mà người nuôi chỉ đóng сhυồng và để cho bồ câu tự do sinh hoạt như ngoài thiên nhiên. Đây là mô hình đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ 19, khi ấy các nhà vương giả nuôi chim bồ câu thả rông để làm cảnh. Phổ biến nhất là giống bồ câu Pháp và bồ câu ta.

Thеo phương pháp nuôi này, người nuôi cần đóng một “сhung cư” cho đàn chim bồ câu với các trang bị cơ bản. Chẳng hạn như phân ra từng ô, lót ổ đẻ hoặc có thể đặt thêm máng thức ăn nếu cần thiết. Thậm chí сhuồng nuôi cũng сó thể được sơn màu tươi sáng như một ngôi nhà thực sự.
Theo thời gian, giá trị thương mại của chim bồ câu ngày càng gia tăng. Với những ưu điểm của một mô hình “sinh thái” thì thịt chim bồ câu nuôi bằng phương pháp thả vườn đang rất đượс người tіêu dùng quan tâm. Do được nuôi chủ yếu bằng thức ăn tự nhіên, thịt сhim ngon, săn chắc do được bаy nhảy như ngoài tự nhiên. Theo đó, giá thịt bồ сâu thả vườn cũng luôn cao hơn các loại bồ câu nuôi bằng phương pháp nuôi nhốt nghiệp khác.
Phương pháp làm chuồng nuôi bồ câu thả vườn đúng chuẩn
Vật liệu làm chuồng bồ câu
Chuồng nuôi chim bồ câu cần thoáng mát, khô ráo và nhiều ánh sáng. Vật liệu làm chuồng nuôi bồ câu thả thường đơn giản. Có thể tận dụng gỗ tự nhiên để đóng chuồng vừa tiết kiệm chi phí lại bền, đẹp. Thậm chí nhiều người còn sơn sửa và thiết kế cầu kỳ tạo thành một “chung cư cao cấp” cho đàn chim.
Xem thêm: Bật mí một số kiểu chuồng nuôi vịt đẻ phổ biến nhà nông cần biết
Xác định kích thước chuồng
Dựa vào số lượng đàn mà bà con tính toán kích thước chuồng bồ câu phù hợp. Tủ chuồng được chia làm 4 ô thì chiều rộng của cả chuồng nuôi sẽ phải bằng 4 x 0,5 = 2m. Chiều cao của tủ chuồng sẽ phải gấp 5 lần chiều cao của 1 ô chuồng. Nếu mỗi ô chuồng cao 0,4m thì tổng chiều cao phải là 5 x 0,4 = 2m. Ngoài ra, phần chân của tủ chuồng cần làm cao cách mặt đất 0,5m. Như vậy tổng chiều cao là 2,5m.

Chiều sâu của chuồng nuôi sẽ bằng với chiều sâu của mỗi ô chuồng, nghĩa là bằng 0,4 hoặc 0,5m. Kích thước chuồng bồ câu thả có 4 ô xếp chồng lên nhau sẽ là 2m x 2,5m x 0,5m. Với kích thước như vậy, bà con có thể nuôi khoảng 20 cặp chim.
Kích thước tiêu chuẩn của ô chuồng
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản nhất hiện nay là làm tủ chuồng chia thành nhiều tầng. Mỗi tầng lại chia thành các ô. Kích thước mỗi ô chuồng thường là 40 x 40 x 40cm hoặc 50 x 50 x 50cm. 3 mặt của ô chuồng đều đóng bằng gỗ chắc chắn. Mặt phía trước để chừa ra một ô tròn cho chim chui ra chui vào.
Sơn trang trí cho chuồng bồ câu

Khi thiết kế chuồng bồ câu, người nuôi có thể kết hợp phun sơn với các màu sắc tươi sáng. Chẳng hạn như vàng, trắng, xanh lá cây, đỏ, xanh da trời… Màu sơn vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, thu hút thêm các con chim ở nơi khác đến, vừa tăng độ bền cho “căn biệt thự cao cấp”.
Ổ đẻ cho chuồng bồ câu thả vườn
Đặc tính của chim bồ câu là chúng vẫn có thể đẻ trứng đều đều trong quá trình nuôi con. Do đó, người nuôi cần thiết kế đồng thời 2 ổ đẻ riêng biệt. Một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở bên trên, còn ổ nuôi con non sẽ đặt ở phía bên dưới. Ổ đẻ có thể làm bằng rổ nhựa loại nhỏ hoặc lốp xe cũ bẻ ngược, lót bằng rơm, mùn cưa, vỏ trấu. Tuy nhiên cần phải sạch sẽ, thuận tiện cho việc vệ sinh và thay rửa. Đường kính mỗi ổ đẻ thường từ 20 – 25cm, chiều cao 7 – 8cm.
Vị trí đặt máng ăn, máng uống
Đối với hình thức nuôi thả vườn, máng ăn và máng uống có thể đặt ngay cạnh chuồng. Nên thiết kế gần nhau để cả đàn cùng ăn uống. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được diện tích, thuận tiện cho việc kiểm soát mức độ ăn uống của cả đàn. Tuy nhiên cần tránh vị trí chim thải phân, tránh nguồn nước gây ẩm mốc cho thức ăn. Máng ăn và máng nước phải được vệ sinh dọn dẹp thường xuyên, loại bỏ hết thức ăn thừa trong máng. Cách này giúp hạn chế mầm bệnh có thể phát sinh gây hại cho bồ câu.
Giá đỡ của chuồng nuôi bồ câu

Giá đỡ chuồng dùng để đặt chuồng nuôi tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Việc này sẽ giúp cho đàn chim tránh bị kiến hoặc mối tấn công, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Giá đỡ chuồng cao từ 0,7 – 1,5m. Có thể làm bằng gỗ hoặc bê tông cớt thép, các vật liệu chắc chắn, khả năng chịu lực tốt nhất, độ bền cao.
Sân thả bồ câu
Sân phơi nắng sẽ có diện tích tương đương với số lượng đàn. Mật độ trung bình từ 1m2 cho 2 – 3 cặp. Sân thả có thể bố trí thêm một bể cát vàng nhỏ cho chim tắm cát. Bên trong vườn xếp một vài cành cây để chim bay nhảy, chơi đùa.