Trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn, nước ta vẫn cố gắng duy trì xuất khẩu thủy sản sang các nước khác để góp phần củng cố nền kinh tế. Tuy nhiên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thể hồi phục được mặc dù cả nước đang dần “mở cửa” để khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Dự kiến trong tháng 10 này, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản vẫn chưa có chuyển biến tốt do nguồn lao động chưa ổn định lại được sau thời gian dài. Có thể nói đây cũng là một giai đoạn khá khó khăn và đầy gian nan, vất vả cho ngành xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Việt Nam chúng ta.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản có xu hướng giảm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10 sẽ tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ 2020. Theo dự báo, mức giảm này có thể thấp hơn so với tháng 8 và tháng 9. Tuy nhiên, tình hình hiện tại vẫn không mấy khả quan. Ngoài ra còn có khả năng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sẽ có những tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng. Do đó chúng ta lại có thêm một đối thủ khá lớn.

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt trên 628 triệu USD. Con số này đã giảm đến 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kết quả xuất khẩu thủy sản nửa đầu và nửa cuối tháng 9 phản ánh tình hình kiểm soát COVID-19 của Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu thủy sản trong thời gian gần đây
Trong nửa đầu tháng 9, xuất khẩu thủy sản nước ta giảm 31% so với cùng kỳ năm 2020. Con số “khổng lồ” này xuất hiện là do nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Từ đó đã làm cho việc sản xuất, chế biến thủy sản bị gián đoạn.
Tuy nhiên, đến giữa tháng 9, việc nới lỏng giãn cách xã hội giúp các nhà máy dần phục hồi công suất và kim ngạch xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn. Như vậy, tính đến hết quý III, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 6,2 tỷ USD. Có nghĩa là giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 9, xuất khẩu cá tra và các loại cá biển khác tiếp tục lao dốc, giảm lần lượt 36% và 65% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi các mặt hàng khác chỉ biến động nhẹ. Điển hình như tôm giảm 21%, cá ngừ giảm 14%, mực bạch tuộc giảm 12%.
Cũng trong tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ dần hồi phục. Xuất khẩu tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ đạt 159 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường khác khá ảm đạm. Trong đó giảm mạnh nhất là Trung Quốc, giảm gần 50%; Nhật Bản, Australia giảm 35-45%, EU giảm 15%.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 chưa thể phục hồi
Hiện nay, diễn biến của dịch bệnh COVID-19 vẫn còn nhiều căng thẳng. Cùng với đó là tình trạng xáo trộn lao động giữa các tỉnh và thành phố phía Nam. Việc này đã khiến cho tình hình sản xuất, chế biến gặp nhiều biến động. Chính vì vậy mà xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 có nguy cơ tiếp tục bị gián đoạn. Do đó có thể nói việc xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang gặp khá nhiều khó khăn lớn.