Ngoài các mô hình chuồng gà mà các gia đình đã tham khảo về cho mình ở nhiều nơi. Kinh nghiệm làm chuồng gà còn quan tâm đến kích thước, thể tích của chuồng. Kích thước chuồng gà khá quan trọng. Việc làm này cần quan tâm đến tính chi tiết, tỉ mỉ. Với một chuồng gà được thiết kế và xây dựng, chúng ta có thể nuôi một thời gian dài mà không tốn kém. Kích thước chuẩn của chuồng gà sẽ được tính toán hợp lý để nuôi được gà từ nhỏ đến lớn, bạn có thể thực hiện việc nuôi gà nhanh chóng. Dưới đây chính là các chi tiết về kích thước của mô hình chuồng gà bạn có thể tận dụng cho mình.
Kích thước chuồng gà và những lưu ý

Để bảo vệ gà khỏi các tác nhân gây hại và bảo đảo an toàn, việc xây chuồng là việc làm cực kì cần thiết. Vậy, nên làm kích thước chuồng gà chọi như thế nào? Bài viết dưới đây có hướng dẫn cực kì chi tiết. Tùy vào số lượng gà cũng như đặc tính của từng giống loài, sẽ có kích thước chuồng tương ứng phù hợp. Tuy nhiên, do đặc trưng của gà chọi khá hiếu chiến, thường ra đòn với nhau. Vì thế để đảm bảo an toàn người ta chỉ xây chuồng có kích thước từ 2-4 mét vuông. Chuồng dành làm nơi ở cho một con duy nhất.
Kích thước chuồng gà bằng sắt
Chiều cao của chuồng gà ở mức lý tưởng thường là 1-2 mét. Chiều ngang từ 1,5 – 2 mét vuông. Khi xây chuồng, tùy vào khả năng tài chính, chủ nhận có thể xây chắc chắn bằng vật liệu xi măng hoặc quây bằng tôn, thép. Tuy nhiên, dù làm với bất kì vật liệu gì, điều cần lưu ý vẫn là điều kiện vệ sinh, vị trí địa lý của chuồng. Nên đặt chuồng ở nơi khô thoáng, tránh ẩm hoặc những nơi thiếu ánh sáng.
Đồng thời, nếu thuận tiện, nên xoay chuồng gà về hướng Nam hoặc hướng Bắc. Đây chính là hướng phù hợp để chăn nuôi, theo kinh nghiệm của cha ông ta. Kích thước chuồng gà chọi có thể chênh lệch so với tiêu chuẩn đề ra một chút. Nếu nuôi nhiều gà chọi, các sư kê có thể xây chuồng gần nhau nhưng đảm bảo chúng không quá sát vách. Giúp chúng không chui qua khu vực của nhau được. Đặc biệt, không nên nhiều con trong một chuồng vì có thể sẽ làm cho chúng xô xát, đá đòn nhau.
Một số những lưu ý khác

Ngoài việc quan tâm đến kích thước chuồng gà chọi, khi gia công, bạn nên lưu ý một số điều khác. Nên có ô cửa bằng mắt lưới thép với diện tích vừa phải. Cần đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ, thoáng mát cho gà, nhưng không quá rộng để tránh chúng xổng ra bên ngoài. Trên chuồng, nên gác thêm một càng cây. Các cành tre nhỏ để gà có thể bay nhảy tự do hoặc đậu lên trên đó.
Nền đất của chuồng nên đổ một lớp cát, dày khoảng 10 cm – 20 cm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho gà được tắm cát – một trong những thói quen yêu thích của chiến kê. Thêm vào đó, cát sẽ làm giảm nhiệt độ, giữ cho chuồng luôn khô, mát vào mùa hè nóng ẩm. Trước khi thả gà vào chuồng nuôi, nên để trống từ 5-7 ngày. Trong chuồng nên treo thêm lá tràm trà để phòng tránh dịch bọ cho gà.
>> Xem thêm: Chuồng gá đá và cách làm các mô hình chuồng gà
Kết luận
Nếu kĩ hơn một chút, bên ngoài chuồng gà bạn có thể treo một nhánh xương rồng, vì theo kinh nghiệm ngày xưa, đây là cách trị ma tà, bảo vệ và giúp gà mau lớn. Có thể quây chuồng bằng lưới B40. Như vậy, kích thước chuồng gà chọi theo tiêu chuẩn thường cao 1-2 mét, rộng từ 2-4 mét vuông. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào số lượng gà mà sẽ có thay đổi phù hợp.
Về giống gà cần lưu ý: được lựa chọn con bố và con mẹ là gà nòi. Cần có nhiều tố chất tốt của một con gà chọ. Đây là yếu tố ban đầu nhưng quan trọng nhất nếu muốn có một con gà chọi tốt (gọi là thần kê). Gà bố mẹ tốt thì thường là gà từ 2- 5 năm tuổi. Gà mái có thể 6 năm tuổi, trứng được ấp theo cách truyền thống, chừng 19- 20 ngày là nở cho gà con.