Để có được những chú gà chọi luôn có sức khỏe tốt. Bên cạnh việc luyện tập thường xuyên đúng cách thì người chủ cần phải có những kiến thức cơ bản nhất để hiểu biết về cách chọn ra loại thức ăn phù hợp đúng chuẩn khoa học. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn và những điều lưu ý cơ bản nhất để chăm sóc cho gà chọi. Bởi việc chăm sóc gà chọi là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn khá nhiều thời gian công sức. Với mong muốn chú gà chọi của mình sẽ có được thể lực tốt và cả sức khỏe dẻo dai. Để nắm bắt được quá trình chăm sóc đơn giản hơn hãy theo dõi ngay dưới đây để biết và chọn ra dòng thức ăn phù hợp với gà chọi nhé.
Những loại thức ăn cho gà chọi bao gồm các loại nào?
Các loại thức ăn cho gà mà anh em cung cấp cũng là cách làm cho gà chọi to xung, chiến đấu cực phê.
Các loại tinh bột
Các loại thóc, lúa, gạo, cám…. Đây là nhóm thực phẩm chính cần cung cấp cho gà hằng ngày. Loại thức ăn này làm tăng thêm sức dẻo dai, chịu đựng của gà. Cần chọn loại thóc lúa hạt tròn mẩy, ít lép. Nhiều người thắc mắc là cho gà an lúa ngâm có tốt không? Gà chọi khuyên bạn khi mua về thì không nên cho gà ăn ngay mà nên làm sạch và ngâm nước phơi khô. Tuy nhiên không nên dùng lúa ngâm đã nảy mầm vì loại này thường chứa các chất độc dễ gây hại cho gà.
Các thức ăn chứa chất đạm

Dùng để cung cấp protein cho cơ bắp trở nên săn chắc, tăng cường sức ra đòn của gà. Đồng thời gà sẽ hưng phấn hơn trên trường đấu. Một số loại thức ăn cung cấp đạm tốt nhất:
- Thịt bò: rất tốt cho việc tăng cơ bắp, thích hợp cho gà bị suy dinh dưỡng, đang ốm có thể mau hồi phục.
- Dế: giúp giữ ấm cho gà vào mùa đông, bởi vì dế có tính nhiệt cao.
- Sâu Super worm: Cho gà an sâu có tốt không? Xin thưa rằng sâu superworm sẽ làm tăng sự hưng phấn khi thi đấu, hỗ trợ cho sự thay lông của gà.
- Cá nhỏ: phù hợp cho gà chiến đang cần giảm cân, tăng phần cơ bắp.
- Tôm tép: giúp gà tăng lượng canxi
- Lươn nhỏ: Tăng lượng hồng cầu, gà chọi hay có triệu chứng tái mặt dùng rất tốt.
- Thức ăn cho gà chọi chiến không nên bổ sung ếch nhái. Vì chúng có lượng đạm rất lớn làm cho gà chọi giảm sức bền, sự dẻo dai.
Lưu ý: cho gà ăn nhiều chất đạm sẽ làm cho gà chiến tăng cân nhanh chóng. Khi cung cấp chất đạm cũng phải song song việc tăng cường độ huấn luyện. Để gà có thể giữ được hình dáng, tránh việc gà quá béo.
Các nhóm chất xơ
bổ sung thêm chất xơ từ rau muống, giá đỗ, cà chua,… giúp cho hệ tiêu hóa của gà hoạt động ổn định, mát gan nhuận tràng. Thêm vào mỗi bữa ăn cho gà vào đàu hoặc cuối buổi trưa trong ngày.
Các nhóm thuốc, vitamin

Tuy sử dụng không nhiều nhưng vẫn cần bổ sung thêm các loại thuốc và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà đá. Sử dung một số loại thuốc cho gà mau sung sức trong quá trình nuôi gà như: RainBow, thuốc Super Vitamin B12, thuốc Tonic Pill hay thuốc nuôi gà đá Winner STR 1000. Ngoài chế độ ăn thì phải quan tâm thêm đến vấn đề cung cấp nước uống cho gà chọi, nước là thứ để cho gà giải nhiệt tốt nhất. Sáng sớm cần cho gà uống nhiều nước để tiêu hóa lượng thức ăn vào hôm trước hiệu quả. Tuy nhiên buổi tối thì nên cho gà đá uống ít nước hơn.
Cách chăm sóc gà chọi để luôn phát triển tốt nhất
Để gà chọi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Thì chuồng nuôi của gà cần phải thiết kế hết sức cẩn thận sao cho thoáng khí. Và luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi mùa hè. Cần phải vệ sinh và sát trùng chuồng từ 3-4 tuần một lần, không nên ứ đọng nước vì lúc này sẽ khiến gà nhanh bị bệnh hơn. Một số lưu ý khi làm chuồng trại chăn nuôi gà chọi bạn cần biết:
- Vị trí làm chuồng: Luôn luôn cao ráo, khô thoáng, lời khuyên bạn nên xây chuồng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông là tốt nhất cho gà chọi.
- Xung quanh chuồng: Nên dùng lưới B40 quây xung quanh chuồng để bảo vệ gà chọi con tránh những vật nuôi khác xâm nhập cũng như tránh gió, bão…
- Sàn chuồng: Có thể dùng lưới thép, tre thưa và được xây dựng cao cách mặt đất khoảng 0,5m. Để giúp chủ nhân thuận tiện trong việc dọn dẹp vệ sinh; chăm sóc cũng như tránh gió lùa, mưa ẩm.
- Chất độn chuồng: Nên chuẩn bị trước 5 – 7 ngày rồi thả gà con vào. Chất đội đa dạng có thể lựa chọn như mùn cưa, rơm khô, vỏ trấu, dăm bào… và luôn được phơi khô, phun thuốc sát trùng thường xuyên để vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên rải chất độn dày khoảng 5 – 10cm là hợp lý.
- Bóng đèn sưởi: Để giúp giữ ấm và cung cấp ánh sáng cho gà, cần bổ sung đèn sưởi. Khi có lượng ánh sáng đủ dùng, cũng sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn và phát triển tốt hơn. Bóng đèn sưởi thường được sử dụng phổ biến là bóng 60 – 100W. Cho nên được treo cách chất nền độn chuồng khoảng từ 30 – 40cm.
- Máng ăn, máng uống: Nên được bố trí đầy đủ và phù hợp.
- Rèm che, cót quây xung quanh: Nên có và lựa chọn thật chất lượng để có thể tránh gió lùa hay mưa tạt vào gà.
Chú ý ngoài việc chọn thức ăn cho gà chọi sung sức
Lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp

Nguồn thức ăn cho gà chiến kết hợp với một quy trình chăm sóc logic sẽ làm nên một hùng kê dũng mãnh. Anh em nên nghiên cứu thêm một số kiến thức về chăm sóc gà chọi. Việc này cũng rất quan trọng như việc chọn thức ăn cho gà nòi.
Cần phải chủ động phòng tránh bệnh gà đá
Nên lựa chọn kỹ lưỡng nguồn thức ăn cho gà chọi tơ và gà chọi đã trưởng thành. Để tránh cho việc gà mắc các bệnh đường tiêu hóa. Tiêm ngừa đầy đủ nhất cho gà đá những căn bệnh nguy hiểm gây chết cao như: bệnh thương hàn gà; bệnh Gumboro, bệnh Newcastle, bệnh bạch lỵ… Cần chú ý quan sát gà thường xuyên để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm.
Thực hiện luyện tập cơ bản nhất
Nếu chỉ cho ăn mà không luyện tập kĩ năng cho gà. Thì chúng sẽ trở nên nhát đòn, bỏ chạy khi gặp đối thủ. Cần huấn luyện gà hằng ngày với cường độ tập luyện thích hợp băng những bài tập vần đòn, chạy lồng,… Cần căn cứ vào trạng thái của gà; để đưa ra lịch tập hợp lý không nên ép buộc gà đá tập luyện quá nhiều.