Nuôi bồ câu ngày nay được áp dụng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn nhiều quốc gia khác trên Thế giới. Thịt bồ câu thơm ngon, béo ngậy và chứa nhiều hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy được xuất nhập khẩu rộng rãi. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy mô hình chuồng trại nuôi chim bồ câu ngày càng phát triển và mở rộng như ngày nay. Nuôi bồ câu không khó, chỉ cần biết cách làm chuồng nuôi hợp lý và cho ăn đúng cách thì rất dễ sinh trưởng và phát triển. Bài viết dưới đâu sẽ chia sẻ hai cách làm chuồng công nghiệp và bán công nghiệp thường gặp, bà con có thể tham khảo để áp dụng cho việc chăn nuôi bồ câu của mình.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu công nghiệp
Vật liệu làm chuồng bồ câu

Mô hình nuôi chim bồ cầu công nghiệp còn gọi là nuôi nhốt hoàn toàn. Đây là mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu làm chuồng phổ biến nhất là lưới thép, khung chuồng có thể làm bẳng gỗ hoặc sắt cây.
Cấu tạo chuồng nuôi bồ câu
Chuồng chim bồ câu công nghiệp được xây dựng thành từng dãy dài với rất nhiều ô. Mỗi ô có kích thước 40x50x60cm. Chuồng được xây trong nhà và chim chỉ sinh sống khép kín trong từng ô chuồng. Mô hình này giúp người nuôi chủ động phân chia chim sinh sản và chim thịt ra ở riêng. Ô chuồng của chim bồ câu sinh sản có ổ đẻ đường kính khoảng 25cm, chiều 8cm. Ô chuồng phải thường khô ráo, sạch sẽ và phải vệ sinh thường xuyên.
Cách đặt máng thức ăn và nước phù hợp
Máng thức ăn và nước uống được đặt riêng cho từng ô. Chính vì vậy nên rất dễ theo dõi tình trạng chim và vệ sinh hàng ngày. Máng có kích thước khoảng 5x10cm. Nuôi theo hình thức bắn công nghiệp và công nghiệp, bà con bố trí thêm máng đựng các loại thức ăn bổ sung như sỏi, muối ăn, chất khoáng. Kích thước máng đựng thức ăn bổ sung bằng với máng nước. Nên sử dụng vật liệu bằng gỗ hoặc nhựa dẻo, tránh dùng kim loại.
Chú ý đến ánh sáng và nhiệt độ của chuồng nuôi
Mặc dù chuồng được xây hoàn toàn trong nhà nhưng người nuôi cần lưu ý đến hướng gió và cường độ ánh sáng. Chim bồ câu thích thoáng mát và nhiều ánh sáng. Môi trường ẩm thấp sẽ làm chim dễ bị bệnh và chậm lớn.
Làm chuồng nuôi bồ câu bán công nghiệp
Vật liệu làm chuồng
Vật liệu làm chuồng khá đa dạng, có thể sử dụng gỗ tự nhiên, các loại gỗ tạp, tre, lưới thép, sắt… Tùy thuộc vào quy mô phát triển mà chủ trang trại lựa chọn vật liệu phù hợp nhưng cẩm đảm bảo tính chắc chắn, bền, sử dụng được lâu dài.
Cấu tạo chuồng
Cấu tạo của một chuồng bồ câu đẹp gồm có hai khu chính: khu lồng nuôi nhốt và khu sân vườn. Khu chuồng nuôi nhốt có thể thiết kế giống với chuồng nuôi bồ câu thả, tuy nhiên diện tích của mỗi ô chuồng (chiều cao x chiều sâu x chiều rộng) sẽ khoảng 40 x 60 x 50cm là phù hợp.

Lưới vây được dùng để quây xung quanh khu vực sân nuôi. Qua đó tạo thành một không gian riêng cho chim bay lượn nhưng không thể thoát ra ngoài, hay còn gọi là “vườn chim”. Các mặt xung quanh sử dụng lưới thép B40 chắc chắn, quây kín. Mặt bên trên dùng lưới nilon chắn nắng. Có thể thiết kế giống như lưới chắn nắng khi trồng cây phong lan. Ở trong khu vực vườn chim nên làm các giàn đậu bằng tre, nứa, các ống nhựa có thường kính khoảng 1,5cm. Kkhoảng cách giữa mỗi giàn là 40cm (bố trí giống với giàn trồng mướp).
Bố trí máng thức ăn và nước hợp lý
Bà con có thể bố trí máng ăn máng uống theo kiểu chung cho cả đàn hoặc đặt riêng lẻ theo từng ô. Nhưng để đạt được hiệu quả cao thì tốt nhất nên đặt theo từng ô riêng biệt. Chuồng thường sử dụng các loại máng ăn bằng nhựa dẻo. Kích thước từ 5 x 15cm đến 10 x 20cm. Bà con nên lưu ý tùy vào kích thước đàn mà bà con bố trí hợp lý.
Trên đây là những chia sẻ về các cách làm chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin này hữu ích giúp cho mọi người có thêm kiến thức về loài chim thương phẩm đang giúp rất nhiều gia đình thoát nghèo.