Vùng núi Tây Bắc nước ta được biết đến với địa hình đồi núi hiểm trở. Nơi đây có rất nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Thái, H’Mông, Tày,… Tây Bắc có một giống gà độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao đang được người dân nuôi chính là gà H’Mông. Những chú gà H’Mông được nuôi thả hoàn toàn tự nhiên trên những sườn núi đá nguy hiểm. Chính điều đó đã khiến cho thịt gà dai, thơm và nhiều chất dinh dưỡng. Ngày nay rất nhiều hộ chăn nuôi ở đồng bằng đã quyết định chuyển hướng đầu tư sang gà H’Mông. Đây là giống gà mới được nuôi phổ biến ở nước ta. Những kinh nghiệm nuôi giống gà này còn khá hạn chế, nên gây ra khá nhiều khó khăn cho chủ chăn nuôi.
Gà H’Mông đang mang lại hiệu quả kinh tế cao
Hiện nay giống gà H’Mông đang có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường. Để gà phát triển người chăn nuôi cần phải chú ý tới rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố kiên quyết chính là con giống. Bên cạnh đó môi trường sống, chuồng trại cũng cần phải được bố trí một cách hợp lý. Để đảm bảo gà giữ nguyên được chất lượng thì nên nuôi thả vườn không nên nuôi theo dạng công nghiệp.

Gà H’Mông là một loại gia cầm có nguồn gốc từ các vùng núi Tây Bắc và được các đồng bào người H’Mông nuôi bằng cách chăn thả tự nhiên nên loài gà này có sức chống chịu với bệnh tật rất tốt. Vì vậy, đây là giống gà có thịt rất dai, ngon và mang lại giá trị kinh tế vô cùng tốt. Nếu người nuôi biết được các kỹ thuật chọn giống, cách nuôi loại gà này thì sẽ mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm nuôi gà H’mông để đạt được giá trị kinh tế cao nhé!
Đôi nét về giống gà H’mông tại Việt Nam
Gà H’Mông còn có tên gọi khác là gà Mông, gà Mông đen, gà Mèo hoặc gà xương. Đây là loại gà có nguồn gốc ở vùng núi phía Bắc và là một trong những giống gà nội địa của Việt Nam. Giống gà H’Mông được bà con vùng núi xem là giống gà quý hiếm vì thịt và xương của nó có màu đen, ngọt, chắc với hàm lượng mỡ trong thịt rất ít. Ngoài việc sử dụng giống gà này làm thực phẩm đặc sản thì người dân vùng còn còn sử dụng để nấu cao bổ sức khỏe.
Giống gà này chủ yếu được nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc và trở thành giống gà mang lại kinh tế cao trong những năm gần đây. Phương pháp nuôi gà H’Mông khá đơn giản vì thức ăn dễ tìm, giống gà này có sức sống mạnh, đề kháng tốt nên có khả năng chống chọi với bệnh tật khá tốt so với những loài khác. Gà H’Mông được chăn thả lấy thịt được chia thời gian nuôi có thể khai thác làm 3 giai đoạn: 0 – 4 tuần; 5 – 8 tuần và 9 tuần bắt đầu giết thịt.
Hướng dẫn cách lựa chọn con giống
Chọn giống gà là một bước quan trọng trong các khâu để tạo nên sự thành công cho mô hình chăn nuôi sau này. Con giống được chọn phải có đầy đủ các yếu tố của một con giống tốt. Dưới đây là một số chú ý quan trọng khi chọn giống:
– Chọn gà con đồng đều về chất lượng cũng như trọng lượng với nhau.
– Chọn những con nhanh nhẹn, có mắt sáng, lông bông, chân to, bụng gọn.
– Cần tránh chọn những con gà bị khô chân, vẹo mỏ, xệ bụng, hở rốn, khoèo chân, cánh xệ, có vòng thâm đen ngay rốn.
– Khi chọn gà thì nên trực tiếp cầm gà con trên tay để dễ quan sát từ lông, đầu, cổ, chân, bụng và hậu môn để phát hiện ra các khuyết tật.
Một số yêu cầu cần chuẩn bị trước khi nuôi gà
Trước khi nuôi gà ta cần tiến hành chuẩn bị trước. Những bước chuẩn bị này giúp chủ nuôi chủ động trước những tình huống bất ngờ.
– Trước bắt đầu nuôi gà thì người nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất. Để gà đảm bảo phát triển thật tốt. Ví dụ như chuồng nuôi, máng ăn, máng uống. Tất cả cần được khử trùng trước khi sử dụng 5 đến 7 ngày.
– Chuẩn bị đầy đủ các thức ăn, thuốc tiêm phòng và thuốc thú y cho đàn gà.
Hướng dẫn cách làm chuồng trại
Một trong những yếu tố quan trọng chính là chuồng trại nuôi gà. Đây là nơi gà sinh sống trong suốt quá trình phát triển. Bà con có thể tham khảo cách làm chuồng trại dưới đây.

– Chuồng nuôi nên xây dựng ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, tránh nơi đọng nước và có nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.
– Chuồng gà có thể làm từ các nguyên liệu dễ kiếm như tre, nứa, lá cọ, rơm, rạ. Qua đó đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
– Chuồng nên nên xây dựng thêm sàn hoặc sào cho gà đậu. Xây cách 40 – 50cm so với nền chuồng để dễ dọn phân gà và làm vệ sinh
– Thường xuyên cọ rửa, sát trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
– Vị trí đặt chụp nước cần có khoảng cách xa với khay ăn để đảm bảo vệ sinh và thuận tiện cho gà uống nước. Cần lưu ý thay nước thường xuyên 2 – 3 lần mỗi ngày để nước không dơ và dính thức ăn vào.
– Gà H’Mông rất thích tắm nên có thể xây thêm bể hoặc đào hố cát cho gà. Bể có thể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m. Nên bỏ thêm cát khô, tro bếp, bột lưu huỳnh để giúp chuồng luôn sạch sẽ.
– Thay vì xây ổ cho gà đẻ thì có thể tận dụng các thùng giấy cũ có lót thêm rơm hoặc trấu sạch.
– Một khu gà nuôi nên xây dựng thêm 2 – 4 sân, bãi thả để gà có khu vực chạy nhảy. Sân, bãi thả của gà cần có nhiều bóng mát và cây cỏ.
Hướng dẫn lựa chọn thức ăn
Để gà phát triển tốt thì cần phải lựa chọn thức ăn kỹ càng. Các các lựa chọn thức ăn cho gà H’Mông đảm bảo:
– Khẩu phần ăn cho gà phải đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp gà phát triển khỏe mạnh.
– Trong giai đoạn nuôi gà thì có thể trộn thức ăn thêm với các loại đạm từ nguồn gốc thực vật, động vật, premix vitamin, khoáng vi lượng để tăng thêm dưỡng chất cho gà.
– Thức ăn của gà cần đảm bảo có cỏ xanh, vitamin, khoáng để tăng cường sức khoẻ và khả năng phòng chống bệnh cho gà.
– Tuyệt đối không được dùng các nguyên liệu bị nấm mốc hay nhiễm độc tố aflatoxin cho gà ăn. Tránh các loại bột cá hoặc thực phẩm có hàm lượng muối cao.
– Khi cho gà ăn các loại đậu cần chú ý rang thật chín để gà dễ mới tiêu hoá, tránh bị rối loạn tiêu hoá.
Quan tâm tới ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
Gà được ăn tự do suốt ngày đêm nên các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của chúng.
– Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng cho gà cần thiết là 24/24 giờ. Gà cần đầy đủ ánh sáng để phát triển. Ban ngày người nuôi có thể dùng ánh sáng tự nhiên. Ban đêm cần thắp thêm ánh sáng bằng điện.

– Nhiệt độ, độ ẩm: Điều thời tiết và nhiệt độ của môi trường thuận lợi để gà phát triển mạng khỏe. Đó là phải ấm áp và khô ráo. Khi gà ở giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi, nếu thời tiết bắt đầu lạnh dưới 20 độ C. Sau 5 – 6 tuần bắt đầu cho gà vận động để giúp cơ thể săn chắc. Để sưởi ấm cho gà có thể dùng thêm bóng điện. Nếu thấy gà có hiện tượng chụm lại, chen chúc nhau vì lạnh. Hoặc gà bị há miệng do quá nóng. Nên điều chỉnh nhiệt độ lại cho thích hợp đến khi gà tản ra ăn uống bình thường.
Tiêm phòng theo định kỳ cho đàn gà H’Mông
Trong quá trình nuôi gà thì ngoài cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng. Gà phải được tiêm phòng đầy đủ để tránh các bệnh tật có thể xảy ra. Người nuôi bắt buộc phải tiêm phòng vacxin CGC cho gà. Ngoài ra thì cần thêm một số mũi tiêm phòng các bệnh khác. Ví dụ như gumboro, đậu gà, marek, newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm…
Những lưu ý khác khi nuôi gà H’mông
Bên cạnh những yếu tố trên, chủ nuôi cần quan tâm tới các yếu tố khác dưới đây:
– Cần chú ý giai đoạn gà con dưới 1 tháng tuổi nhiều nhất. Sức đề kháng của gà giai đoạn này còn yếu, dễ mắc dịch bệnh.
– Cần cho gà uống nước sạch và tăng sức đề kháng bằng cách pha vào 5 gam đường gluco + 1 gam vitamin c/1 lít nước.
– Cần đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không xảy ra tình trạng chen lấn và ăn đồng đều.
– Ngày đầu cho gà xuống chuồng thì cần cho uống nước trước, sau đó 2 – 3 giờ mới tiến hành cho gà ăn.