Đối với các gia đình hiện nay, chó chính là người bạn gần gũi, là một thành viên vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên việc chăm sóc các boss cũng cần chú ý an toàn và cẩn thận, đặc biệt là việc tiêm phòng. Đối với những người mới tập tành nuôi chó thì chắc hẳn vẫn còn nhiều băn khoăn về vấn đề như nên tiêm vào thời gian nào, tiêm những loại vaccine nào và ở vị trí nào? Rất nhiều những câu hỏi thắc mắc khiến các sen hơi đau đầu. Do đó bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để có thể tiêm phòng cho chó một cách đúng đắn và kịp thời nhé!
Lợi ích khi tiêm phòng cho chó
Cũng như con người, chó có thể mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu không được lên lịch tiêm phòng thì thú cưng rất dễ chết nếu nhiễm bệnh, đó là chưa kể tới một vài bệnh có thể lây sang người và đe dọa đến tính mạng. Chính vì thế, lên lịch tiêm phòng cho chó con không chỉ đảm bảo an toàn cho chó, mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe của chính bạn nữa.

Có thể nói, lợi ích chính của việc tiêm phòng cho chó nhằm giúp bảo vệ chú chó khỏi một số bệnh đặc biệt nguy hiểm như bệnh Carê, bệnh Parvo và nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, tiêm vaccine cho chó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ cộng đồng của chúng ta khỏi các bệnh lây truyền như bệnh dại – căn bệnh không có thuốc chữa với tỷ lệ tử vong lên đến 100%.
Những loại vaccine cần thiết
Thông thường, thú cưng sẽ chỉ cần tiêm vaccine chính (Core vaccine). Ngoài ra, phụ thuộc vào thói quen và môi trường sống của chó, bạn cũng nên xem xét tiêm phòng vaccine phụ (Non-core vaccine) cho chú chó của mình.
Vaccine Carê
Tiêm phòng cho chó phòng bệnh Carê lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của cơ thể, hoặc gián tiếp như tiếp xúc với các dụng cụ nuôi nhốt, bát thức ăn, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Chó bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng ủ rũ, chán ăn, nhiệt độ cao, mắt đỏ, có nước mũi, rỉ mắt màu xanh, tiêu chảy, yếu sức. Một số chú chó khác có các triệu chứng như co giật hay bại liệt. Khi chó có biểu hiện động kinh, co giật nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nguy hiểm. Có thể đe dọa đến tính mạng.
Vaccine bệnh dại
Tiêm phòng cho chó phòng Bệnh dại lây truyền từ nước dãi của chó bị bệnh thông qua các vết thương hở. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người và nguy hiểm đến tính mạng. Chó bị nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện thần kinh bất thường. Bệnh được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là hung dữ, giai đoạn 2 là bại liệt. Khi chó bị bệnh ở giai đoạn 2 thì sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, cơ bắp bại liệt, cơ hàm cứng làm cho chó không thể ăn uống. Người bị lây bệnh dại cũng có những biểu hiện gần giống như ở chó.
Vaccine viêm gan
Tiêm phòng cho chó phòng bệnh Viêm gan lây truyền thông qua thức ăn bị nhiễm mầm bệnh từ phân, nước tiểu hay nước dãi của chó bị bệnh. Khi mắc bệnh chó thường có các triệu chứng dễ nhận biết. Chẳng hạn như chó biếng ăn, ủ rũ, sốt, mệt mỏi, mắt đỏ, tế bào bạch cầu thấp. Chó có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đông máu, bụng phình to. Một số trường hợp tử vong do bệnh phát triển nặng.
Những căn bệnh kể trên ở chó đều không có thuốc đặc trị, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, hoặc nếu có chữa trị được thì cũng để lại những di chứng cho chó những năm về sau. Chính vì vậy, bạn lên lịch tiêm phòng cho chó càng sớm thì càng giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ở thú cưng của bạn.
Vaccine Parvo

Tiêm phòng cho chó phòng bệnh Parvo lây truyền thống qua phân, thức ăn, nước uống hay vật dụng của chó nhiễm bệnh. Khi chó bị nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như đi phân lỏng có lẫn máu mùi hôi tanh. Chó sẽ bị mất nước rất nhanh. Sau đó là co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Gợi ý lịch trình tiêm phòng cho chó
Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm
Tiêm phòng là cách tốt nhất để giúp thú cưng phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm.
Mũi tiêm 1
– Thời gian 6 – 8 tuần tuổi, tiêm sau khi dứt sữa mẹ.
– Mũi 5 bệnh: Care virus, Parvovirus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm.
Mũi tiêm 2
– Thời gian 10 – 12 tuần tuổi (Lưu ý lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1).
– Mũi 7 bệnh: Tương tự như mũi 5 bệnh, bổ sung thêm Lepto, Corona.
Mũi tiêm 3
– Thời gian: 14 – 16 tuần (Lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2).
– Mũi 7 bệnh.
Tiêm phòng dại cho chó
– Thời gian 13 tháng.
– Tiêm phòng dại không liên quan tới các mũi tiêm phòng trước đó.
– Nhắc lại mũi tiêm phòng dại mỗi năm.
Chó con sinh tại nhà

– Tiêm vaccine cho chó con sau khi sinh 30 ngày.
– Sau 7-8 tuần tiêm vaccine 6 mũi kết hợp lần thứ nhất.
– Sau 11-12 tuần tiêm nhắc lại lần thứ 2.
– Tiêm mũi phòng 5 bệnh khi chúng được 25, 45 và 70 ngày tuổi.
– Cún 3 tháng trở lên, cho chúng tiêm vaccine phòng bệnh dại, mỗi năm 1 lần.
Chó con mua từ nơi khác về
– Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vaccine.
– Trường hợp chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.
– Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.
– Với chó trưởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.
-Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.
– Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng bệnh dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.
Lưu ý khi tiêm phòng
Chỉ lên lịch tiêm phòng khi chúng hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu tình trạng sức khỏe yếu sẽ khiến chó bị sốc thuốc hoặc có nhiều tác dụng phụ. Nếu cún cưng bị ốm, hệ miễn dịch đang suy giảm mà tiêm phòng thì sẽ rất nguy hiểm. Thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng của thú cưng.
Tốt nhất sen cần kiểm tra sức khỏe của cún thường xuyên trong 3 ngày trước khi tiêm để chắc chắn. Nếu sen tự tiêm cho cún tại nhà thì nên lựa chọn các cơ sở uy tín để mua dụng cụ. Sau khi cún được tiêm phòng bạn cần hạn chế tắm cho bé. Ngoài ra còn cần theo dõi sức khỏe của cún trong vòng 1 tuần để đảm bảo an toàn.
Với những thông tin cung cấp phía trên, chúng tôi hy vọng bạn đã trang bị được thêm những kiến thức hữu ích để lên lịch tiêm phòng cho chó. Hãy đón chờ các bài blog tiếp theo để biết thêm về thế giới thú cưng nhé!