Bên cạnh cá tra, cá trê cũng là một trong những loại cá công nghiệp dễ nuôi và đem đến lợi nhuận lớn cho ngành chăn nuôi thủy sản. Hiện nay có không ít chủ nuôi chọn cá trê để chăn nuôi và xuất khẩu. Cá trê có giá thành phải chăng và chất lượng thịt cao. Vì thế không những bán đắt trong nước, cá trê cũng được nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, vào mùa bệnh dịch, cá trê cũng rất dễ bị bệnh virus và chết hàng loạt. Nếu tình trạng bệnh của cá không được phát hiện sớm, người nuôi sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Thậm chí có người sẽ phá sản nếu không kịp trị bệnh kịp thời cho cá. Bài viết sau là thông tin tổng hợp về căn bệnh virus ở cá trê công nghiệp.
Cá trê công nghiệp và căn bệnh virus

Nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Dưới đây là các bệnh thường gặp và cách phòng, trị trên cá nuôi nước ngọt.
Lợi ích mô hình nuôi lồng, bè mang lại cho người nuôi/người dân là đáng kể, chính vì vậy, mật độ lồng nuôi tăng hàng năm, cùng với đó là mật độ cá thả trong lồng cũng tăng. Hệ lụy từ vùng nuôi quá tải, kết hợp với sự biến động thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người nuôi, trong đó dịch bệnh xảy ra được ghi nhận ảnh hưởng lớn đến sản lượng và năng suất cá nuôi sau thu hoạch.
Để hạn chế dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại cho bà con, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cá nuôi lồng tại một số tỉnh phía Bắc nhằm giúp bà con có giải pháp phòng chống bệnh được tốt hơn.
Nguyên nhân phát bệnh virus trên cá trê
Giống Herpesvirus, hình cầu, đường kính virion có vỏ bao 175-200nm. Nhuôm âm thấy rõ capsid đường kính 100nm. Tiểu phần virus Channel catfish virus disease nhuộm âm (X90.000 hình KHVĐT) theo Wolf và Darlington, 1971.
Triệu chứng của bệnh
– Đây là bệnh xuất huyết và thận biến đổi. Bụng sưng to và có trường hợp bụng căng phồng ra. Các vây đều xuất huyết. Mắt cá lồi ra hoặc hơ lồi, có một số vết bệnh màu vàng do một số vi khuẩn (Flexibacter columnaris hoặc Aeromonas hydrophila) là nguyên nhân thứ hai gây ra.
– Mang thường chuyển màu nhạt, nhưng thường một số cá bệnh thấy rõ tơ mang xuất huyết. Mang của những con cá hương hấp hối, nẩm thủy sinh phát triển mạnh
– Trong xoang cơ thể có dịch màu vàng, một số màu đỏ. Ruột có chứa chất dịch nhày màu vàng. Lá lách sưng lớn có màu đen, thận và gan có các đốm xuất huyết.
– Mô bệnh học: thận cá nhiễm bệnh thường phù và hoại tử (hình 32), xuất huyết trong cơ xương. Gan thay đổi phù và hoại tử.
Phân bố bệnh
Cá trê sông (Ictalurus punctatus) của Mỹ thường nhiễm bệnh Channel catfish virus disease. Bệnh xuất hiện ở cá dưới 1 tuổi và thường ít hơn 4 tháng tuổi. Nhiệt độ nước trên 270C tỷ lệ chết cao hơn, nhưng hiếm khi phát bệnh nhiệt độ < 180C.
Phương pháp kiểm soát khi cá nuôi bị bệnh

– Loại bỏ ngay những con chết và yếu (thiêu/chôn hủy), không vứt bỏ cá bệnh ra ngoài môi trường.
– Xử lý môi trường nước bằng phương pháp phun hóa chất xuống ao nuôi hoặc treo túi hóa chất đối với khu lồng bè.
– Đối với cá nuôi bể/lồng: Sử dụng phương pháp ngâm hóa chất để xử lý cá bệnh (theo khuyến cáo của từng loại hóa chất).