Hiện nay việc nuôi chim trĩ đang được mở rộng và mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên người nuôi, cần phải nắm vững các phương pháp về phòng và điều trị những bệnh thường gặp ở chim trĩ, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Vì đây được xem là chứng bệnh khá nguy hiểm với gia cầm và chim. Chúng lây lan nhanh trên mọi lứa tuổi chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa. Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng và điều trị bệnh đường hô hấp ở chim trĩ hiệu quả nhất bạn nhé!
Nguyên nhân mắc bệnh đường hô hấp ở chim trĩ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chim trĩ bị bệnh đường hô hấp như viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản, truyền nhiễm… Đây là một bệnh phổ biến trên gia cầm, xảy ra quanh năm. Đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm, thường xuyên tái phát khi sức khỏe gia cầm giảm sút. Do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E. coli. Bệnh đường hô hấp ở chim trĩ xảy ra khi có tác nhân tác động; ví dụ như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, vệ sinh chuồng trại kém…
Khi đã ra ngoài cơ thể vi khuẩn chỉ sống được 1 – 3 ngày (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi); ở trong dịch nhầy thì tồn tại lâu hơn khoảng 3 – 5 ngày; còn trong lòng trứng thì chim tồn tại trong khoảng 18 ngày. Bệnh chủ yếu qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe. Gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm và có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng. Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt trừ loại vi khuẩn gây nên bệnh đường hô hấp này như: Phenol, Formol, Propiolactone, Methiolate…
Triệu chứng và cách phòng bệnh an toàn
Bệnh đường hô hấp ở chim trĩ chỉ xảy ra khi chim trĩ được khoảng 4 – 8 tuần tuổi; với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, thở khò khè, viêm xoang mũi, chảy nước mắt, sưng mặt, ủ rũ, kém ăn và chậm lớn.…

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp trứng thật sạch sẽ; khử trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên để vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển. Chuồng trại nuôi chim trĩ với mật độ vừa phải, thoáng mát. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất của đàn chim. Cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là Vitamin A, Vitamin C; các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng cho chim trĩ. Đặc biệt, cần tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với bệnh hô hấp để điều trị. Dùng một trong các loại thuốc đặc trị như Tylosin, Tylan, Tiamulin; hoặc phối hợp với thuốc Genta – costrim, Doxygen, Gentadox. Liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc. Nếu phối hợp 2 loại thuốc: một loại thuốc đặc hiệu và thuốc kháng sinh thông thường thì liều mỗi loại giảm đi 1/2. Có thể hòa nước uống hoặc trộn đều vào thức ăn. Nếu bắt đầu dùng thuốc ngay khi phát hiện triệu chứng; thời gian điều trị có thể kéo dài trong 7 ngày. Sử dụng thuốc kháng sinh Doxy – Hencoli với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị bệnh hen ghép E.coli.
Bên cạnh đó, để điều trị bệnh có hiệu quả hơn cần kết hợp với sử dụng chất điện giải, men tiêu hóa, và các loại vitamin; nhằm tăng sức kháng bệnh cho đàn chim trĩ. Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp chim nhanh hồi phục.
Chim trĩ và những điều có thể bạn chưa biết
Thức ăn của chim trĩ
Tuy mang tập tính của động vật hoang dã nhưng giống chim này cũng có những đặc điểm gần giống với các loài gia cầm. Với nguồn thức ăn thuần túy từ thực vật như hạt, lá, quả, củ, rễ tới các động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng của côn trùng,…
Chim trĩ sinh sản như thế nào?
Hầu như không có thông tin về thói quen sinh sản của loài trĩ. Nhưng người ta đã quan sát được chúng sẽ kết đôi và làm tổ trong môi trường nuôi nhốt. Mùa sinh sản của loài chim này bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 4.
Như nhiều giống vật khác, trĩ cũng là giống đa thế. Trong đời sống hoang dã, nhiều người vẫn thường gặp một chim trĩ trống đào hoa cặp kè với nhiều cô trĩ mái đi kiếm ăn chung trong mùa sinh sản. Con đực quyến rũ con cái bằng cách dựng chiếc mào của nó; chúng xù lông lưng đập cánh phành phạch. Khi đó, con trĩ cái sẽ kết đôi với con đực và đào tổ dưới đất để sinh sản sau đó. Chim trĩ cái có khả năng sinh sản khi được 2 năm tuổi. Chúng có thể sinh được từ 5-7 quả trứng, nở sau khoảng 21-22 ngày.
Phân bố và môi trường sống của chim trĩ
Chim trĩ, hay tên đầy đủ Trĩ đỏ thông thường, tên khoa học Phasianus colchicus. Là loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae) nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng sống ở khu vực miền bắc Việt Nam và đông nam Trung Quốc.

Chim trĩ Việt Nam là loài đặc hữu của 3 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế. Tổng diện tích nơi sinh sống rất nhỏ; chỉ khoảng 2,900 km2 và bị phân mảnh trầm trọng. Nơi sinh sống thông thường của trĩ là các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh kín tán. Ngoài ra trĩ Việt Nam còn được tìm thấy tại một số khu vực rừng có hoạt động khai thác chọn lọc, tán thấp và chủ yếu là các loài cọ nhỏ.
Tình trạng bảo tồn
Chim trĩ Việt Nam được xếp hạng nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN. Với số lượng cá thể trưởng thành còn lại chỉ còn dưới 2.499 con (số liệu năm 1995). Số lượng này tiếp tục suy giảm do tình trạng tàn phá môi trường rừng đất thấp đặc hữu của loài chim này để nhường chỗ cho canh tác lúa.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác và đốt rừng của người dân địa phương. Hay hoạt động săn bắn cũng là những nguyên nhân khiến loài chim này có nguy cơ xấu. Tuy nhiên, nhờ vào giá trị kinh tế cao mà hiện nay, có rất nhiều người đã đầu tư vào việc nuôi chim trĩ. Nhờ đó mà số lượng của nó được tăng lên, tránh được nguy cơ sẽ tuyệt chủng.