Ngỗng được biết đến là một trong những giống gia cầm phổ biến và dễ nuôi ở nước ta. Tuy nhiên đối với con vật nào cũng vậy, dù dễ nuôi nhưng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì rất dễ mắc bệnh. Thậm chí, nếu không kiểm soát kịp thời càng dễ lây lan thành dịch. Vậy nên việc bắt tay vào phòng bệnh cho ngỗng ngay từ bây giờ sẽ góp phần mang lại hiệu quả chăn nuôi, đồng thời giảm thiểu chi phí thiệt hại ngoài ý muốn. Bảng tin thú y ngày hôm nay sẽ chia sẻ đến bà con những kiến thức về bệnh tụ trùng huyết ở ngỗng hay còn gọi là huyết ngỗng.
Nguyên nhân mắc bệnh tụ trùng huyết ở ngỗng

Bệnh tụ huyết trùng còn gọi là hoại huyết ngỗng, ngỗng rất mẫn cám với bệnh này. ở những ngỗng khoẻ mạnh vẫn có mầm bệnh (vi khuẩn Pasteurella), nhưng chỉ có những ngỗng thường xuyên không được ăn đủ vitamin, protit, chất khoáng, hoặc lúc gặp môi trường sống không thuận lợi như chuồng chật chội, ẩm ướt lúc bị nhốt thì mời phát bệnh.
Bệnh tích thường gặp
Thể quá cấp tính ngoài hiện tượng tụ máu và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng ra không thấy có bệnh tích điển hình. Ở thể cấp tính, vịt khi chết thường thấy tụ máu và xuất huyết ổ các tổ chức liên kết dưới da; các xoang và cơ quan trong cơ thể. Tim bị sưng, bao tim trương to có chứa dịch màu vàng, viêm ngoại tâm mạc cho nên thấy xuất huyết. Phổi tụ máu, viêm màu nâu thẫm, có thể thấy chứa nước màu đỏ nhạt. Gan hơi sưng, màu vàng hoặc chấm đỏ do hoại tử. Đặc biệt của bệnh tụ huyết trùng, các nốt hoại tử to bằng mũi kim hoặc đầu đinh ghim.
Lách bị tụ máu, hơi sưng. Niêm mạc một bị viêm tụ máu chảy máu có các đàm màu đỏ thẫm. Thể mãn tính chủ yếu là viêm và hoại tử mãn tính đường hô hấp và gân, đôi khi viêm phúc mạc. Buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm, sưng to, màu vàng nhạt, chứa đầy nước. Có khi các khớp viêm sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.
Triệu chứng bệnh tụ trùng huyết
Ngỗng mắc bệnh nặng hay nhẹ là tùy độc lực của căn bệnh. Nếu độc lực cao thì ngỗng chết rất nhanh và nhiều. Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Đàn ngỗng đang khỏe mạnh bình thường đột nhiên ủ rũ, nhiệt độ thân thể cao và con vật chết 1- 2 giờ (tối ngỗng vẫn còn ăn sáng đã chết), có khi chết tới 50% tổng số đàn.

Thể cấp tính bệnh khá phổ biến, ngỗng ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh ngỗng có thể ỉa chảy, phân loãng đen xám, xanh hoặc vàng. Ngỗng ngày càng khó thở, mặt tụ máu, không có triệu chứng thần kinh, bại liệt. Con vật thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở.
Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối vụ dịch. Ngỗng thường gầy còm, da bọc xương. Do bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Gan bị viêm hoại tử mãn tính gây rối loạn cơ năng. Khớp đùi, đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính. Đôi khi thấy viêm màng não và có triệu chứng thần kinh
Cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả
Tiêm bắp bằng Streptomicin 100-150mg/1kg khối lượng liên tục trong 3-5 ngày. Tetraxilin uống liều 80 – 100 mg/kg trọng lượng liên tục 3-5 ngày. Dùng sunfametazin trộn với thức ăn 0,5% hoặc hoà với nước uống 0,1%. Một số phương pháp phòng bệnh như sau:
- Không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả hệ thống ấp, các dụng cụ ăn riêng cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch xảy ra.
- Ngỗng giống mới mua về cần cho uống Bio Vitamin C để phòng và chống stress gây hại; sưởi ấm cho ngỗng 1-3 tuần lễ đầu. Cho ăn thức ăn đầy đủ thành phần và dinh dưỡng, tốt nhất là dùng loại thức ăn viên cho vịt con.
- Ngỗng từ 20 ngày tuổi trở lên phải chích ngừa vaccine tụ huyết trùng cho ngỗng. Tiêm vaccine khi ngỗng khoẻ mạnh và vào ngày thời tiết mát mẻ.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và điện giải vào khẩu phần ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại khi thay đổi thời tiết, môi trường sống và xung quanh có dịch bệnh…