Trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với gà thịt thì không thể bỏ qua bệnh tụ huyết trùng. Căn bệnh này có mức độ lây lan cực kỳ khủng khiếp, thuộc hàng cấp tính. Gà trong mọi giai đoạn, độ tuổi đều có thể mắc phải chứng bệnh này. Thiệt hại do tụ huyết trùng gây ra là không hề nhỏ tí nào. Khi vượt khỏi tầm kiểm soát, mức độ thiệt hại rất khó đo lường. Chính vì vậy bà con nên cẩn trọng trong quá trình chăn nuôi gà thịt. Lưu y thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêm ngừa vaccine đầy đủ cho đàn gà. Để biết thêm chi tiết về căn bệnh quái ác này, mời các bạn tham khảo phần nội dung dưới đây.
Tụ huyết trùng là bệnh gì?

Đối với bà con chăn nuôi gà, bệnh tụ huyết trùng ở gà (bệnh gà toi) là một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, có khả năng gây chết đàn cao. Bệnh xuất hiện ở các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… ở thể nhiễm trùng huyết, đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da và màng niêm mạc, gan hoại tử.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà nếu phát sinh từ đàn gia cầm thì thường sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp, lẻ tẻ. Nhưng nếu có bệnh dịch lây lan từ ngoài vào trang trại chăn nuôi thì sẽ gây bệnh trên mọi lứa tuổi của gà, lây lan khá nhanh trong đàn.
Bệnh tụ huyết trùng bắt nguồn từ đâu?
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể phát sinh ở gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.
Bệnh lây truyền tự phát hoặc qua đường miệng, xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gà bệnh… Mầm bệnh có thể tồn tại ở bụi trong không khí, có trong thức ăn và nước uống của đàn gia cầm.
Triệu chứng do bệnh bệnh tụ huyết trùng gây ra
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xuất hiện và bùng phát trong thời gian giao mùa. Khi mà thời tiết thay đổi đột ngột. Bị bệnh nhiều nhất là gà ở giai đoạn 2 tháng tuổi trở lên. Bệnh bao gồm hai giai đoạn với các triệu chứng khác nhau:
Quá cấp tính

Ở giai đoạn này, bệnh thường phát bệnh nhanh. Khiến chủ kê không thể phát hiện bệnh kịp thời, bệnh chỉ có thể kéo dài 1 – 2 tiếng là gà có thể chết do phát bệnh.
- Gà ũ rủ, chết đột ngột.
- Da gà chuyển sang tím tái.
- Chảy nước mũi và có thể lẫn với máu.
- Tai và tích gà bị sưng phồng lên.
Cấp tính
- Gà bị sốt cao, có thể lên đến 42 – 43 độ C.
- Gà ủ rũ và có thể bỏ ăn. Lông gà thường xù lên và gà đi lại khá chậm chạp.
- Mũi và miệng có thể chảy dãi, dịch có lẫn với máu.
- Phân gà lỏng có màu nâu.
- Gà bị khó thở.
- Mào gà và yếm gà tím bầm do bị tụ máu.
- Khi bệnh nặng gà có thể chết do bị ngạt thở.
Mãn tính
- Yếm gà sưng lên, phù thủng gây đau đớn.
- Yếm gà hoại tử và cứng lại.
- Gà yếu ớt, gầy còm.
- Phân gà lỏng có màu vàng.
- Màng não có thể bị hoại tử.
Cơ thể gà khi mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ ra sao?

- Xác gà béo, cơ thể chuyển sang tím tái.
- Thịt gà nhão và dưới da có dịch nhớt
- Tim gà bị sưng lên, khoang tim có chứa chất dịch nhầy
- Phổi gà bị tụ máu, phổi viêm có màu nâu thẫm. Phế quản có chứa dịch nhầy.
- Gan gà bị sưng, bề mặt có các nốt hoại tử màu trắng hoặc vàng.
- Niêm mạc ruột bị chảy máu, tụ máu hoặc bị viêm.
- Có thể bị viêm khớp, các khớp xương sưng to mưng mũ.
Bật mí cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng
Nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng cho đàn gà, bạn nên thực hiện đủ các việc sau:
Cách phòng bệnh
- Giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo thức ăn,nước uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Khi thời tiết thay đổi bất thường bà con nên cho gà uống vitamin C cộng với thuốc chống stress.
- Định kỳ cho gà uống kháng sinh đúng cũng là một phương pháp tốt để phòng bệnh
- Tiêm Vacxin phòng tụ huyết trùng cho gà theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cách trị bệnh
- Enrofloxaxin, Streptomycin, Neomycin, Bio – Sone, Neotezol, Genta-tylo, Ampicillin, Bio – P002,…Dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin trộn vào thức ăn hoặc có thể nước uống.
- Bổ sung chất điện giải, Vitamin C, B – complex để tăng sức đề kháng.