Chăm sóc gà chọi chưa hề là một việc đơn giản đối với các sư kê kể cả người chơi gà lão luyện lẫn người mới. Chăm sóc gà đá không chỉ dừng lại ở việc cho ăn, chuồng trại mà còn vấn đề bệnh ở gà. Trong quá trình nuôi gà chọi, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về bệnh ở gà, chẳng hạn như bệnh mốc, bệnh gumboro,… Bệnh phổi ở gà là một trong những bệnh khá nguy hiểm ở gà vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của gà. Bệnh phổi ở gà nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách sẽ đem lại hậu quả vô cùng đáng tiếc, thậm chí sẽ dẫn đến tử vong. Qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức căn bản về bệnh phổi ở gà.
Bệnh phổi ở gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm
Có nhiều căn bệnh gà đá tiềm ẩn nguy cơ đối với gà mà chủ trang trại phải thực sự lưu tâm; bệnh phổi ở gà đá (hay còn gọi là bệnh nấm phổi gà) là một trong những căn bệnh dễ gây ra thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Bệnh phổi ở gà hiện đang là một căn bệnh truyền nhiễm rất đáng lo ngại cho người chăn nuôi.
Theo thống kê của các nhà nông nghiệp, tỷ lệ gà chết khi mắc căn bệnh này rất cao và quá trình lây nhiễm diễn ra khá nhanh chóng. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng gửi đến bà con; anh em đang chăn nuôi kể cả gà thịt hay gà đá đều sẽ có thêm những kiến thức về căn bệnh này ở gà.
Bệnh nấm phổi ở gà là gì?

Bệnh nấm phổi ở gà tên khoa học là Pulmonary aspergillosis. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra căn bệnh này đều do nấm Aflavus, A.niger, Aspergillus fumigatus. Các loại vi nấm xâm nhập vào hệ hô hấp và hình thành những khối u ở phổi. Đây là một căn bệnh thường hay xảy ra ở gia cầm. Ngoài ra, bệnh này tuy tỉ lệ gà chết không nhiều nhưng có thể biến chứng qua những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Đối với căn bệnh nấm phổi ở gà này, tất cả các loài gia cầm đều có thể nhiễm bệnh nhưng dễ mắc bệnh nhất là vịt, ngan, ngỗng. Kế tiếp là gà Tây do khí hậu khác biệt và khắc nghiệt hơn nên hệ miễn dịch kém. Gà có hệ miễn dịch càng tốt khả năng mắc bệnh càng thấp. Tất cả lứa gà đều có thể mắc bệnh. Gà con, gà trưởng thành, gà đẻ trứng và gà chọi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm phổi gà
– Nguyên nhân trực tiếp chủ yếu do tế bào Aspergillus fumigatus.
– Bệnh nấm phổi không lây truyền từ gà bị nhiễm bệnh sang gà khỏe mà chủ yếu lây qua đường hô hấp.
– Mặt khác, trong thức ăn nước uống bị nhiễm nấm khi gà ăn trực tiếp vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh nấm phổi ở gà.
– Những con sức đề kháng yếu hoặc bẩm sinh trong cơ thể đã có nấm thì khả năng vi nấm phát triển nhanh hơn.
– Nấm Aspergillus fumigatus tấn công đường hô hấp sau đó di chuyển đến phổi. Chúng di chuyển đến đâu, tạo độc tố tới đó. Các độc tố này sẽ trực tiếp tấn công các tế bào của gà qua đường máu như gan, ruột, não, mắt. Từ từ cơ thể gà bị nhiễm độc dẫn tới những biến chứng nặng nề và khả năng gà chết là chắc chắn.
Tìm hiểu bệnh tích ở gà bị nấm phổi
Qua việc giải phẫu nội tạng của gà bị nhiễm nấm phổi; có thể thấy được khả năng lây lan của loại nấm này rất nghiêm trọng.
– Phổi gà có chứa các đốm tròn màu vàng, trắng xám có kích thước khác nhau.
– Những hạt do nấm phổi có thể xuất hiện trong phần túi khí ở ngực; bụng, một số nội tạng xung quanh.
– Túi kết mạc ở gà mắc bệnh có biểu hiện bị loét ra, lẫn tạp chất giống như bã đậu.
Triệu chứng của bệnh phổi ở gà là gì?
Các triệu chứng khi gà chọi bị bệnh nấm phổi thường biểu hiện rõ ràng; người nuôi hãy chú ý quan sát những biểu hiện để có thể phòng trị kịp thời.
– Gà bị bệnh phổi có dấu hiệu khó thở, thở gấp, nhanh, vươn dài đầu, há mỏ để thở.
– Sức ăn của gà giảm, hoặc bỏ ăn; hay đứng riêng một mình, nằm một chỗ.
– Nếu bệnh nặng hơn có thể bị động kinh, một hoặc cả hai mắt bị sưng phồng lên; nước mắt chảy ngày càng nhiều có thể dẫn đến mù lòa, gầy đi và chết.
– Ngoài ra gà có thể bị hen, khẹc; đứng tụm thành từng nhóm; lông rụng nhiều từng mảng.
Cách điều trị bệnh phổi ở gà
Cách điều trị nhanh nhất là sử dụng kháng sinh; một số thuốc kháng sinh thường dùng:
– Sử dụng Bio-Fungicide oral hoặc Bio-neo.Nysta và Sulfat đồng 0,25%; pha hỗn hợp kháng sinh trên vào nước uống cho gà bệnh.
– Dùng Bio-Ceptiofur hoặc Bio-Ceftri-Bactam (thuốc tiêm bại huyết)
– Để tăng sức đề kháng cho gà, bạn nên dùng thêm B-Complex.
– Có thể bổ sung thêm men vi sinh sau khi gà đã hồi phục để tăng cường hệ tiêu hóa cho gà.
Trong trường hợp gà chỉ bị viêm phổi thông thường do thời tiết; bạn có thể sử dụng bài thuốc nam bao gồm: nghệ, tỏi trộn chung với thức ăn cho gà. Chú ý là cách này chỉ phù hợp với gà ho nhẹ không kèm triệu chứng khác.
Tìm hiểu bệnh viêm phế quản truyền nhiễm IB

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm IB do loại virus Corona (có đến 20 chủng loại khác nhau) khi gà bị nhiễm lạnh. Chủng loại virus này rất nhiều biến thể, cho nên mỗi loại gây bệnh lại có một triệu chứng khác nhau.
Loại virus này có thể tìm thấy khắp thế giới, mỗi vùng miền có những chủng Coronavirus khác nhau và triệu chứng gây bệnh khác nhau. Tình trạng trầm trọng nhất khi gà được 6 tuần tuổi. Với tỉ lệ lây nhiễm cao, tỉ lệ chết phụ thuộc vào độ tuổi và căn bệnh thứ phát kế tiếp.
Cơ chế xâm nhập và lây lan bệnh của bệnh
Virus nhanh chóng xâm nhập và cư ngụ trong đường hô hấp trên của gà; một vài biểu hiện xuất huyết nhẹ. Sau một thời gian ngắn virus có thể xâm nhập vào thận, hệ sinh sản. Với một vài chủng Corona có thể gây tổn thương rất nặng thận của gà. IB vốn là căn bệnh có mức độ lây lan cực nhanh, thời gian ủ bệnh chỉ từ 18 – 36 tiếng; cho nên thời gian để căn bệnh lây lan toàn bộ đàn gà là rất ngắn.
Căn bệnh này lây trực tiếp qua không khí khi gà tiếp xúc với nhau trong cùng môi trường nuôi nhốt. Tuy nhiên con đường lây truyền dọc từ mẹ sang con thì chưa được khoa học chứng minh. Mặc dù vậy nếu để trứng nhiễm virus trên bề mặt cũng có thể tồn tại và gây ảnh hưởng đến chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
Triệu chứng gà mắc bệnh IB là gì?
Với căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà; tuy nhiên như đã nêu ở trên thì mỗi chủng loại có dấu hiệu bệnh tích khác nhau. Dấu hiệu chung nhất là vi rút gây bệnh phổi ở gà chủ yếu trên đường hô hấp.
Dấu hiệu IB ở gà con là gì?
– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là gà có biểu hiện ủ rũ, không ăn.
– Gà tập trung chủ yếu gần nguồn nhiệt
– Gà bị khó thở, tiếng kêu có độ khan
– Mũi có dịch chảy ra, bọt mắt xuát hiện
Dấu hiệu IB ở gà chọi
– Sức ăn giảm nhẹ
– Gà thở gấp, dịch mũi chảy nhiều và xuất huyết ở khí quản.
Dấu hiệu mắc bệnh ở gà mái
– Trứng gà từ những con gà mái mắc bệnh có vỏ mỏng, độ dày không đều.
– Màu của vỏ trứng bị mất màu, lòng trắng loãng hơn bình thường.
– Tỉ lệ trứng nở thấp.
Phương pháp trị bệnh IB là gì?
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho nên cần phải hết sức hạn chế mầm mống gây bệnh phổi ở gà cũng như cần tăng sức đề kháng cho gà. Hướng điều trị này nhằm giảm tỉ lệ xuất hiện căn bệnh kế tiếp.
– Cần sưởi ấm cho gà, không để gà bị nhiễm lạnh;
– Cần đảm bảo chế độ ăn uống
– Dùng thêm thuốc kháng sinh về đường hô hấp cho gà
– Tăng sức đề kháng bằng các loại vitamin
– Không nên nuôi nhốt gà mật độ cao.
Phòng tránh bệnh phổi ở gà như thế nào mới đúng?

Đừng nên để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị mà nãy phòng tránh ngay từ khi bắt đầu chăn nuôi. Bạn có thể chủ động phòng ngừa dịch bệnh phổi ở gà xảy ra bằng cách:
– Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại thường xuyên; giữ chuồng trại luôn khô ráo, thoáng mát
– Sử dụng thuốc sát trùng theo đị lanh kỳ nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại
– Thường xuyên rửa máng ăn, máng uống cho gà; hạn chế việc để thức ăn rơi ra chuồng
– Cần tăng sức đề k háng cho gà, đặc biệt vào mùa lạnh, thời tiết ẩm ướt
– Theo dõi biểu hiện của gà thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh; tìm hướng giải quyết hiệu quả.
– Phải cách ly ngay gà bệnh với gà khỏe nhằm hạn chế tối đa việc lây lan
Bệnh phổi ở gà có những triệu chứng và bệnh tích rất dễ nhận biết; nhưng cũng có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác ở gà. Cách chữa trị căn bệnh này cũng không quá khó nếu người nuôi có kiến thức điều trị và phòng bệnh.
Với lượng kiến thức về căn bệnh phổi gà mà chúng tôi cung cấp cho bà con; chắc chắn bà con đã có thêm kinh nghiệm để về căn bệnh này. Mọi ý kiến bà con vui lòng bình luận cho chúng tôi. Chúc bà con thành công.