Gà chọi là một trong những loại gà có hệ miễn dịch khỏe mạnh nhất trong số các loại gà. Do đó, gà chọi có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn các loại gà khác. Tuy nhiên không có nghĩa là gà chọi sẽ không bị mắc bệnh. Ở gà, bệnh ung thư cũng là nỗi ám ảnh với cả gà và người nuôi. Bệnh Marek ở gà hay còn gọi là bệnh ung thư là bệnh do virus Herpes type B gây ra. Bệnh Marek ở gà được phát hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1978 và trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người chơi gà. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách thì sẽ đều lại hậu quả xấu cho gà của bạn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về bệnh marek ở gà.
Nguồn gốc và cách thức lây lan căn bệnh Marek ở gà

Virus gây bệnh Marek ở gà là gì?
Vào năm 1978, bệnh này xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta có tên gọi là bệnh teo chân gà hay ung thư ở gà. Nhóm virus Herpes type B là nguyên nhân chính gây nên bệnh Marek. Loại virus này khi lây nhiễm vào cơ thể sẽ tồn tại suốt đời và chính là nguồn truyền bệnh cho các cá thể khỏe mạnh khác. Thập niên 20 thuộc thế kỉ XX, căn bệnh này xuất hiện tràn lan khắp thế giới: nước Mỹ; các nước châu Âu, và ở cả Nhật Bản.
Bệnh Marek ở gà nếu không hiểu đúng và tìm phương pháp điều trị chính xác thì hậu quả thật khó lường; đối với những người chăn nuôi và cả những sư kê đang nuôi gà đá, gà chọi. Bạn phải tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này để phòng chống ngay trước khi bệnh dịch xuất hiện trong trại gà của bạn.
Cách thức lây truyền bệnh Marek ở gà là gì?
Do virus tồn tại rất lâu trong nang lông nên việc lây lan giữa con bệnh và con khỏe là khó tránh; kèm theo đó là thời gian ủ bệnh dài gần 1 tháng cho nên khó phát hiện. Virus lây nhiễm trong quá trình hô hấp hay tiếp xúc giữa con khỏe với dịch tiết của con bệnh như nước miếng, phân; Hoặc thông qua những dụng cụ chăn nuôi mà gà bệnh tiếp xúc. Loại virus này có thể lây đến hàng nghìn mét và không di truyền qua phôi thai. Đến nay người ta đã phân lập được ba type virus herpes:
– Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và thay đổi.
– Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.
– Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
– Tỷ lệ mắc bệnh từ 10 – 60%.
– Tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
Tất cả các loại gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà thường mắc bệnh sau 6 tuần tuổi, xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 8 – 24 tuần tuổi. Ngoài gà còn có ghi nhận bệnh sảy ra trên thủy cầm và các loại chim.
Bệnh có đặc điểm là sự tăng sinh cao độ tế bào lympo dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt.
Tìm hiểu về biểu hiện và bệnh tích của căn bệnh Marek
Dấu hiệu nào giúp nhận biết gà bị bệnh Marek?
– Thể cấp tính:
Thường gặp ở gà từ 4 đến 8 tuần tuổi hoặc có thể sớm hơn. Lúc này ngoài hiện tượng gà đột nhiên chết thì ít có biểu hiện gì khác.
Gà bị liệt do cơ đùi sưng to, ngón chận chụm lại với nhau, đi ngoài phân lỏng, ủ rũ, bỏ ăn; bệnh marek ở gà trở nặng thì chân gà duỗi thẳng một trước một sau, ngửa lên trời.
Gà xuất hiện tình trạng khó thở, thở nhanh, khối u xuất hiện trong gan; lá lách, phổi, thành ruột làm chúng bỏ ăn, mắt bị mù.
– Thể mãn tính: gà ở độ tuổi từ 4 – 8 tháng; có thể xảy ra ở 2 trường hợp:
Dạng thần kinh: gà có hiện tượng liệt chân từ từ, sau đó không đi lại được nữa. Đuôi có hiện tượng rũ xuống hoặc nghiêng hẳn sang một bên.
Dạng viêm mắt: ban đầu thì gà có hiện tượng viêm mắt nhẹ, gà rất nhạy cảm với ánh sáng. Dần dần gà chuyển sang giai đoạn viêm mống mắt. Khóe mắt bị dịch mủ đóng đầy dẫn đến việc nhìn kém; khó mổ được thức ăn và cuối cùng là bị mù.
Bệnh tích sau khi giải phẫu gà bị mắc bệnh marek
Tiến hành giải phẫu vật mẫu tình trạng bệnh marek ở gà thể cấp tính và mãn tính có thể thấy:
– Cấp tính: quan sát thấy khói u hình thành trong gan, thận, phổi, lá lách, buồng trứng,… Đặc biệt lá gan và lá lách có mức phình to hơn bình thường, sờ vào thấy bở, màu nhạt đi.
– Mãn tính: quan sát thấy sợi dây thần kinh bên hông và ở cánh phình to bất thường; gà có thể bị hiện tượng phù thũng.
Cách chẩn đoán bệnh Marek
Cách chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích khi giải phẫu. Nội tạng của gà có xuất hiện các khối u tại các cơ quan nội tạng: tim, gan, lách,…
Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh marek ở gà

Cách phòng ngừa bệnh Marek ở gà là gì?
Hiện nay chưa nghiên cứu ra loại thuốc trị đặc hiệu cho bệnh marek ở gà; bà con chăn nuôi nên tự phòng tránh bệnh bằng cách biện pháp sau đây:
– Loại virus này chủ yếu lây truyền qua con đường tiêu hóa và hô hấp; cho nên phải có những phương pháp vệ sinh hiệu quả để loại bỏ hết những mầm bệnh.
– Chú ý quan sát để phát hiện sớm nguồn bệnh; cách ly ngay những con có dấu hiệu bệnh để tránh lây lan diện rộng.
– Khử trùng chuồng trại thường xuyên bằng Povidine hoặc Antivirus – FMB; pha theo tỉ lệ cứ 2 – 3ml/ 1 lít nước; phun phủ khắp bề mặt chuồng trại.
– Trước khi nuôi lứa gà mới nên để cho chuồng trống từ 15 – 20 ngày.
– Nên tiêm phòng vacxin Marek đúng theo quy trình mà cơ quan thú y đưa ra.
– Trong chế độ ăn của gà nên bổ sung thêm vitamin, chất điện giải giúp tăng đề kháng cho gà.
Cách điều trị bệnh Marek ở gà
Chưa có vaccin Marek hiệu quả, cho nên áp dụng ngay biện pháp cách ly đối với gà bệnh cách càng xa càng tốt. Đối với những con đã chết hoặc sắp chết nên dùng biện pháp tiêu hủy ở nhiệt độ cao; không nên chôn dưới đất vì virus có thể xâm nhập vào đất.
Căn bệnh Marek ở gà rất nguy hiểm với tỉ lệ lây nhiễm và chết toàn đàn rất cao. Người chăn nuôi cần phải thật thận trọng quan sát đàn gà của mình để có biện pháp phòng dịch tốt nhất. Loại bệnh này cũng chưa có vacxin phòng trị đặc hiệu cho nên bà con cần nắm rõ công tác phòng bệnh và thực hiện tốt. Mọi ý kiến đóng góp bà con vui lòng bình luận dưới bài viết.