Đậu gà không hoàn toàn là một căn bệnh đáng sợ bởi tỷ lệ tử vong rất thấp. Tuy nhiên, bệnh lại khiến chất lượng thịt gà giảm đáng kể. Thậm chí có thể biến những chú gà thịt trở thành “phế phẩm”. Khi gà mắc bệnh, các nốt mụn (đậu) sẽ nổi khắp các vùng cơ thể không có lông. Ngoài ra, những nốt đậu này cũng có thể xuất hiện trong thịt, nội tạng của gà. Và đương nhiên rằng không ai muốn ăn phải những thứ thịt chứa mầm bệnh này. Để nhận biết được bệnh rất đơn giản, tuy nhiên để điều trị mới khó. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo những kiến thức trong bài viết này.
Tổng quan vệ bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà (Fowl Pox: FP) là bệnh do vi-rút gây ra trên gà mái, gà tây và một số loài gia cầm khác với các bệnh tích trên da ở các vùng da không có lông và / hoặc các bệnh tích tạo màng giả ở niêm mạc của đường tiêu hóa và hô hấp trên.
Bệnh FP xuất hiện với thể da hay thể màng giả hoặc đôi khi thấy cả hai thể cùng một lúc. Phần lớn dịch bệnh nổ ra thường thấy ở thể da. Bệnh tích thay đổi theo thứ tự phát triển sau: tạo đậu, túi nước, mụn mủ hay đóng vỏ. Các bệnh tích này thường thấy ở vùng đầu.
Nguyên nhân gây bệnh đậu gà
Bệnh FP do một vi-rút DNA hướng biểu mô thuộc giống Avipox, họ Poxviridae gây ra. Một số týp (chủng) vi-rút là vi-rút đậu gà, vi-rút đậu gà tây, vi-rút đậu bồ câu, vi-rút đậu hoàng yến,… Các chủng này khác nhau ở độc lực và tính sinh miễn dịch. Vi-rút đậu rất đề kháng với yếu tố ngoại cảnh và có thể tồn tại vài tháng trong môi trường. Một số loài muỗi và các loài chân đốt hút máu có thể làm lây lan vi-rút, nhất là muỗi có thể truyền lây mầm bệnh trong vài tuần. Thời kì ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày.
Thông thường, kết mạc mắt bị tổn thương do vi-rút đậu tạo cơ hội cho các nhiễm trùng thứ phát (như E. coli, Staphylococcus spp.,…) và làm nặng thêm các biến chứng. Sự nhiễm trùng thứ phát lây lan cơ học qua các vảy bị tróc ra có chứa mầm bệnh.
Bệnh tích màng giả trông như các mảng trắng hay vàng lắng đọng và phát triển trên niêm mạc khoang miệng, khoang mũi, xoang, thanh quản, họng, khí quản và thực quản. Tốc độ lây lan của bệnh chậm, từ khi bệnh bắt đầu xuất hiện và đỉnh điểm của dịch bệnh, có thể có một vài tuần không thấy hiện tượng gì.
Cách phòng bệnh Fowl Pox
Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà, bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Bổ sung thường xuyên các loại vitamin, chất khoáng, điện giải… để tăng cường sức đề kháng cho gà.
- Hằng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống… tránh gió lùa, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu chăn nuôi (ít nhất 1 tuần/lần) để tiêu diệt mầm bệnh.
- Dùng vaccin phòng bệnh cho gà từ 7-10 ngày tuổi.
- Pha viên vaccin đông khô vào dung dịch pha vaccin hoặc dung dịch nước sinh lý 0,9%, lắc đều, dùng kim khâu hoặc ngòi bút nhúng ngập, sau đó chích vào vùng dưới da mỏng của mặt trong cánh gà.
Bệnh chưa có thuốc đặc trị

Bệnh đậu gà thường lây truyền từ muỗi và các loài côn trùng ký sinh khác khi di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ kia, chẳng hạn như bét đỏ (red mite). Nó cũng có thể lây lan trong bầy từ con mang mầm bệnh sang con lành. Hay từ gà đã khỏi bệnh truyền virus (qua không khí). Thậm chí là lây truyền gián tiếp qua thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm nơi gà bệnh truyền sang. Virus đậu gà có thể chịu đựng tốt trong điều kiện khô ráo và có thể tồn tại trong môi trường từ nhiều tháng cho đến cả năm qua những vảy khô và vụn lông gà. Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy chỉ điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm.