Gà mía – một trong những loại gà có từ lâu đời ở nước ta. Đây là loại gà nổi tiếng ở vùng Sơn Tây, nay thuộc TP Hà Nội. Gà mía được nuôi chủ yếu theo mô hình thả vườn trong những trang trại. Nếu xét theo nhu cầu và giá cả trên thị trường, gà mía có giá thành khá cao. Ngày nay rất nhiều mô hình trang trại nuôi gà mía ra đời, qua đó giúp người dân cải thiện kinh tế địa phương. Gà mía có trọng lượng không lớn nhưng chính do đặc điểm nuôi thả nên thịt gà rất săn chắc. Hiện nay giống gà mía đang được khá nhiều địa phương nuôi với con giống thuần chủng. Nhưng họ có rất ít kinh nghiệm trong việc nuôi giống gà ở vùng Sơn Tây.
Gà mía đem lại hiệu quả kinh tế cao
Để nuôi được giống gà này đầu tiên bạn cần phải chọn được những con giống tốt. Hãy đến các cơ sở tin cậy, nếu được nên mua gà tại Sơn Tây để có giống gà chất lượng. Chuồng trại của gà mía cũng tương tự nhưng các dạng chuồng khác, nhưng không nên bố trí nhiều gà quá trong chuồng. Đặc biệt do đặc tính thả vườn nên trong chuồng cần có những dàn đậu để gà ngủ vào buổi tối.

Gà Mía là một trong những loại gà có vị thịt thơm, ít mỡ và ngọt dịu nên rất nhiều người yêu thích và chọn mua. Không những vậy, gà mía còn đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khi thời gian nuôi khá ngắn. Nếu người nào biết được các kỹ thuật chọn giống, cách nuôi gà Mía thì chắc chắn sẽ đảm bảo được nguồn kinh tế của gia đình. Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc về một số thông tin của gà Mía. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về cách nuôi và cách chọn loại gà này để áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình nhé!
Đôi nét về giống gà mía
Gà Mía có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Với đặc điểm nhận dạng của loài gà này là thân hình to lớn, chắc khỏe, nặng, có bộ lông màu đỏ, ngực và đùi chắc đầy đặn.
Gà Mía sẽ có khối lượng cơ thể khoảng 32g lúc mới sinh. Khi gà vào giai đoạn khoảng 4 tháng tuổi là có thể làm thịt được, khi đó gà nặng 2.32kg đối với gà trống và gà mái là khoảng 1.9 kg.
Đến giai đoạn 6 tháng, gà Mía trống tăng lên khoảng 3.1kg còn con mái sẽ khoảng 2.4kg. Vào giai đoạn đã trưởng thành, gà Mía đực sẽ có trọng lượng cơ thể chủ yếu từ 3 đến khoảng 3.5kg, còn con mái sẽ rơi vào khoảng 5kg.
Mỗi năm, khi gà trong độ tuổi khoảng 7-8 tháng thì bắt đầu đẻ, mỗi lần sẽ đẻ khoảng 50 – 55 quả, mỗi quả nặng 50g – 55g. Chất lượng thịt của giống gà này thơm, ngọt, giòn vì vậy có thể thấy giống gà này có sức đề kháng rất cao.
Hướng dẫn cách lựa chọn giống gà
Việc lựa chọn giống rất quan trọng đối với chủ chăn nuôi. Nếu chọn được giống tốt gà sẽ phát triển nhanh trong từng gia đoạn. Dưới đây là những cách chọn giống gà mía:
– Lúc chọn giống cần lưu ý chọn giống gà nhanh nhẹn, chân to khỏe chắc, mỏ đẹp, không có dị tật.
– Nên mua gà cùng một cơ sở, đảm bảo gà có nguồn gốc và đã được tiêm phòng an toàn, đồng đều giữa các con gà.
– Nếu mua gà ở các nguồn không uy tín thì sẽ dễ gặp các tình trạng gà bị dị tật và không được tiêm phòng đầy đủ.
Một số lưu ý khi xây dựng chuồng trại
Một số lưu ý khi xây dựng chuồng trại khi nuôi nên biết:
– Xây dựng chuồng trại ở đất cao ráo, thoáng mát với mỗi m2 chứa được 1 – 3 con.
– Có thể sử dụng lưới, tre, gỗ để làm rào chắn.
– Thường vệ sinh nơi ở cho gà xây dựng các bể chứa tro.
– Tạo các dàn đậu cho gà ngủ cách nền khoảng 0.5m và cách nhau 0.3m – 0.4m.
– Đặt chuồng gà sao cho hướng về hướng Đông hoặc là hướng Đông Nam để giúp gà đón được ánh nắng vào buổi sáng và tránh ánh nắng gay gắt buổi chiều.
Thức ăn cho gà mía
Một trong những yếu tố giúp gà tăng cân chính là nguồn thức ăn. Gà mía mang trong những mình đặc trưng riêng, thức ăn cũng được chọn lọc.
– Giống gà này có khả năng tự kiếm ăn cao. Nên việc đầu tư cho việc cho ăn không đáng kể so với các giống gà khác.

– Ngoài ra người nuôi cần tận dụng các thực phẩm trong nông nghiệp như khoai, ngô để bổ sung cho gà ăn
– Có thể bổ sung thêm một nguồn dinh dưỡng từ chất đạm là giun đất.
– Đối với những con gà còn nhỏ thì nên chia ra cho ăn nhiều cữ trong ngày, mỗi lần một ít. Những ngày đầu nên cho gà ăn cám, ăn bắp để kích thích sự thèm ăn của gà.
– Nên dùng máng để cho gà ăn giúp tránh đổ thức ăn ra ngoài.
– Nếu nuôi trong điều kiện nuôi nhốt là chủ yếu thì người nuôi cần chú ý bổ sung thường xuyên khoáng, vitamin e cho gà.
– Thức ăn và nước uống phải luôn được bổ sung đầy đủ và đảm bảo sạch sẽ.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi, chăm sóc gà mía
Vệ sinh chuồng trại giúp gà phòng tránh mầm bệnh
Luôn chú ý vệ sinh chuồng trại một cách có khoa học, cụ thể như sau
– Máng ăn, máng uống phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
– Hệ thống đèn sưởi phải sạch sẽ gọn gàng.
– Luôn mở cửa để đón ánh sáng cho thông thoáng và tiêu diệt vi khuẩn vi trùng.
– Thường xuyên dọn những thức ăn thừa và vương vãi trên nền sàn.
– Máng chứa phân phải luôn được đảm bảo sạch sẽ.
– Các lối đi phải đảm bảo vệ sinh kỹ càng để tránh bệnh tật cho gà.
– Mỗi tháng tẩy cần uế xung quanh chuồng trại.
Tiêm phòng định kỳ cho đàn gà
Khi nuôi gà thì người nuôi cần phải chú ý đến kế hoạch tiêm phòng cho gà sau đây:
– Tiêm phòng bệnh Marek, Gumboro và dịch tả bằng cách nhúng ngập mũi khi gà được 1 ngày tuổi bà con
– Phòng bệnh Gumboro cho gà bằng cách nhỏ mũi khi gà được 10 ngày tuổi.
– Cần phòng bệnh đậu gà bằng cách tiêm xuyên da cánh gà lúc gà được 10 ngày tuổi.
– Phòng bệnh dịch tả cho gà thông qua việc cho gà uống hoặc là nhỏ mũi đều được khi gà được 21 ngày tuổi.

– Khi gà 28 ngày tuổi nhớ phòng bệnh Gumboro cho gà bằng cách cho uống hoặc là nhỏ mũi cho gà
– Giai đoạn gà 56 ngày tuổi hãy cho gà uống vắc xin để phòng bệnh một cách tốt nhất.
– Phòng bệnh CRD cho gà bằng cách chích vào bắp gà khi gà đã đủ 105 ngày tuổi.
Nhật xét
Có thể thấy, đây là giống gà không những đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Gà mía còn là lựa chọn rất tốt cho nông dân. Những hộ chăn nuôi đang có ý định kinh doanh mô hình trang trại gà. Tuy nhiên, khi bắt đầu tiến hành nuôi gà thì người nuôi cần phải lưu ý về cách chọn gà và nuôi gà. Nuôi sao cho hiệu quả, cần mua gà ở đâu để đảm bảo uy tín, chất lượng.