Thường thì chúng ta chỉ quan tâm đến sức khỏe của gà chọi và nuôi chúng chỉ để thi đấu cùng với những chú gà chọi khác. Như rất ít người quan tâm đến việc nuôi gà chọi để lấy thịt hay đẻ trứng. Như mọi người cũng biết đấy, đối với mỗi loại cần phải có những chế độ chăm sóc hay bổ sung dưỡng chất sẽ khác nhau. Bởi nếu nuôi gà chọi để thi đấu thì cần sức khỏe săn chắc để có thể tấn công đối phương. Còn nuôi gà chọi để đẻ trứng thì phải cung cấp dưỡng chất thiết yếu nhất để gà mẹ đảm bảo sức khỏe để đẻ ra những quả trứng to chắc. Hiểu được vấn đề nay, ngay tại đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách nuôi gà chọi đẻ trứng hiệu quả nhất nhé.
Lựa chọn gà bố mẹ đúng cách
Hiện nay, nuôi gà chọi không chỉ là thú vui lúc rảnh rỗi mà còn là một nghề kiếm bộn tiền. Rất nhiều người đã đầu tư xây dựng chuồng trại với mục đích nhân giống gà chọi. Tuy nhiên, nuôi gà chọi đẻ khá phức tạp và không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách nuôi gà chọi đẻ qua bài viết sau.
Gà mái sẽ quyết định tới 80% đặc tính gà con đời sau. Do đó, khi chọn gà mẹ phải chọn gà mái rặc, có tính cách hung dữ và thể trạng tốt. Đặc biệt là đã từng có lứa gà con tham gia thi đấu và giành chiến thắng. Gà bố cũng có ảnh hưởng tới thế hệ sau. Vì vậy, khi lựa chọn gà trống phải chọn con có tướng tá hùng dũng; hình thế tốt, không bệnh tật. Từng tham gia và giành chiến thắng trong các trận đấu cũng là một tiêu chí khi lựa chọn gà bố. Đặc biệt, nếu có những đặc điểm dị tướng thì càng tốt.

Trong cách nuôi gà chọi đẻ cũng có một lưu ý khi lựa chọn gà bố mẹ. Đó là, không được chọn bố mẹ gà có cùng huyết thống. Vì sẽ dẫn tới tình trạng giao phối cận huyết, ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau.
Nguyên tắc cơ bản để gà chọi đẻ đạt được hiệu quả cao
Phải luôn kích thích hoocmon cho gà
Khi gà chọi đẻ cần phải được kích thích hoocmon. Thì trong quá trình sinh nở chiến kê sẽ tạo ra số lượng hoocmon rất lớn. Những hoocmon này có tác dụng làm mềm các mô và tăng độ đàn hồi cho chúng. Cũng bởi vậy mà điều này có thể tăng được số lượng trứng đẻ ra và chất lượng trứng đạt tốt hơn. Để có thể kích thích hoocmon cho gà; anh em chỉ cần thực hiện những công việc vô cùng đơn giản là phơi nắng thường xuyên cho gà chiến. Ánh nắng mặt trời sẽ tác động trực tiếp vào tuyến yên. Và kích thích gà chọi đẻ trứng thật nhiều. Chỉ sau vài tuần, anh em hoàn toàn có thể nhận thấy sự khác biệt khi kích thích hoocmon cho gà.
Bổ sung đủ nước cho gà chọi đẻ trứng
Trong quá trình sinh nở, gà cần rất nhiều nước để đảm bảo chất lượng của quả trứng. Bởi vậy mà anh em cần phải nhanh chóng đáp ứng cho chiến kê. Nước uống cho gà chiến cần đảm bảo vệ sinh, cũng như bình chứa nước. Có một cách hay làm để giữ cho bình nước luôn sạch sẽ là anh em có thể pha thêm một chút giấm táo theo tỷ lệ 1:3 hoặc 1:4. Giấm táo khiến cho những loại vi khuẩn nguy hiểm hoặc tảo không thể sinh sống. Bên cạnh đó giúp cân bằng lại độ pH trong nước. Không chỉ vậy, môi trường sống trong chuồng trại cũng cần phải được khử trùng liên tục. Và thường xuyên theo chu kỳ để gà đẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Cung cấp chế độ ăn uống phù hợp

Khác với nuôi gà để thi đấu hay nuôi gà con. Cách nuôi gà chọi đẻ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Chế độ dinh dưỡng cũng sẽ có ảnh hưởng tới thế hệ con sau này. Cho nên, gà bố mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Để đảm bảo thể trạng của gà chọi con đời sau. Có hai dạng thực phẩm được các sư kê hay cho sử dụng nhất. Đó là: thức ăn đậm đặc, chất Thyreoprotein, Caseiniod, Eitririn,… Với thức ăn đậm đặc, các sư kê hay sử dụng các loại thức ăn công nghiệp được chế biến sẵn và có nhiều trên thị trường hiện nay.
Anh em cũng cần lưu ý không nên chọn mua những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thường chất lượng thức ăn sẽ không được đảm bảo. Và chứa nhiều hóa chất nguy hiểm cho cơ thể của chiến kê. Anh em hoàn toàn có thể tự chế thức ăn cho gà; bằng các nguồn thực phẩm có trong tự nhiên để tiết kiệm chi phí nuôi và tăng lợi nhuận. Theo như tìm hiểu của chúng tôi, có những chiến kê còn khỏe mạnh. Và năng suất hơn những giống gà nuôi bằng cám tổng hợp chỉ bằng những nguồn thực phẩm trong thiên nhiên.
Ngoài ngô, lúa và ngũ cốc thông thường, gà bố mẹ cần được bổ sung thêm canxi. Và chất đạm từ cua, cá, lươn, trạch nhỏ… Riêng gà trống, bạn có thể cho ăn thêm cà chua và giá đỗ để tăng tỷ lệ “sống” cho trứng. Bên cạnh đó, để tăng sức đề kháng cho gà bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin và chất khoáng. Những chất kích thích cho gà để trứng phổ biến như Thyreoprotein hoặc Caseiniod cũng nên được cân nhắc bổ sung để tăng năng suất đẻ trứng.
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi đẻ khi đặt ổ

Tỷ lệ gà con nở thấp, bị ngạt khi mới nở có thể do cách làm và đặt ổ gà không đúng kỹ thuật. Để vừa giữ ấm, vừa không làm ảnh hưởng tới gà con, ổ gà ấp nên làm bằng rơm. Rơm phải được cuộn tròn và tạo độ trũng ở trong lòng ổ. Ổ nên đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát và chắc chắn. Ngoài ra, ổ gà ấp nên dọn dẹp vệ sinh thường xuyên. Có thể phun thuốc chống bọ xung quanh ổ định kỳ. Nếu có quả trứng vô tình bị vỡ trong quá trình ấp thì nên thay ổ mới ngay để tránh ảnh hưởng đến những quả trứng còn lại.
Gà chọi đẻ bao nhiêu trứng mỗi lần
Gà chọi là giống gà cho sản lượng trứng ở mức trung bình. Mỗi lần gà chọi đẻ thường đẻ khoảng 7 – 12 quả. Nếu cho gà chọi ấp trứng và nuôi con thì thời gian giữa mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 5 tháng. Với thời gian như vậy thì gà chọi cho năng suất trứng không được cao. Để gà chọi có năng suất trứng cao thì người nuôi gà cần ấp trứng bằng máy và cai ấp cho gà mái chọi để gà nhanh đẻ lứa tiếp theo.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng thì câu trả lời là 210 ngày tuổi. Tuy nhiên, thời gian gà chọi đẻ trứng trong thực tế có thể sẽ có sai khác nhất định với con số vừa nêu ra. Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đẻ trứng của gà chọi. Nếu các bạn nuôi gà chọi đúng kỹ thuật thì thời gian thành thục. Và đẻ trứng của gà chọi sẽ đảm bảo được như số ngày vừa nêu trên.