Gà là một trong những thực phẩm phổ biến ở cả thành thị đến nông thôn. Nếu bạn đang tìm một thực phẩm chứa nhiều protein, dễ ăn, dễ nấu thì gà chính là nguyên liệu bạn nên lựa chọn. Hiện nay ở nước ta đang có rất nhiều giống gà khác nhau, mỗi giống gà lại có những đặc điểm riêng. Nhưng hiện nay giống gà móng đỏ đang được khá nhiều người chăn nuôi lựa chọn. Giống gà này được coi là một trong những giống gà quý hiếm ở Việt Nam. Gà móng đỏ có sức đề kháng tương đối tốt, chúng thường được người dân nuôi thả vườn. Qua đó giúp nhiều hộ gia đình tiết kiệm được chi phí xây dựng chuồng trại.
Gà móng đỏ là một giống gà hiếm ở Việt Nam
Hiện nay giống gà móng đỏ đang dần được nhiều địa phương chăn nuôi. Gà móng đỏ theo giá thành thị trường được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung. Giống gà này đang giúp ích nhiều cho các hộ chăn nuôi cải thiện kinh tế gia đình. Bên cạnh đó thịt gà móng đỏ được coi là đặc sản không thể bỏ qua khi tới Hà Nam.

Gà móng đỏ là một giống gà đặc trưng của xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Gà có móng đỏ cực kỳ lạ có giá trị kinh tế cao, đổng thời cũng là một trong những giống gà quý có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Hiện nay thì các mô hình nuôi gà Tiên Phong đã được lan rộng trên cả nước mang lại nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về giống gà đặc biệt này cùng các kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gà đạt hiệu quả cao nhất.
Một vài đặc điểm của gà móng đỏ
Gà móng đỏ hay còn có tên là gà Tiên Phong hoặc gà chân voi. Bởi chúng có nguồn gốc độc nhất tại địa phương này và được chăn nuôi lên đến hàng nghìn con. Hiện nay chưa phát hiện giống gà này ở các nơi khác. Vì vậy gà móng đỏ đã được liệt vào sách đỏ Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ nguồn gen quý hiếm.
Gà có bộ lông pha giữa màu vàng và đen. Chân của chúng to, chắc chắn hơn so với các giống khác. Thịt gà mang màu đỏ tươi, thơm, ngọt, nhiều nạc, ít mỡ. Con trống trưởng thành có khối lượng từ 3 đến 4kg. Trong khi con mái dao động từ 2 đến 3kg.
Gà Tiên Phong đã quen thuộc với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Vì vậy sức đề kháng và khả năng chống chịu với mưa, nắng hay gió lạnh là rất tốt. Mặc dù vậy không được chủ quan mà vẫn phải tiêm vắc xin phòng bệnh theo định kỳ.
Gà móng đỏ có giá thành cao
Gà chân voi hiện nay đã được áp dụng chăn nuôi theo mô hình công nghiệp. Mặc dù vậy người nông dân vẫn không tách rời chúng với tự nhiên. Do đó giống gà này vẫn giữ nguyên được tất cả những đặc tính quý, trong đó phải nói đến chất lượng thịt tuyệt hảo. Cũng bởi nguyên nhân này mà gà giống đỏ ở trên thị trường luôn rất đắt hàng.

Trung bình mỗi kilogam có giá khoảng 200.000 đồng và hiếm khi vắng khách. Ngoài ra sản lượng trứng luôn ổn định ở mức khoảng 200 đến 230 quả mỗi năm. Tương đối cao so với những giống gà bình thường khác. Đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho người nông dân nước ta.
Kinh nghiệm nuôi gà móng đỏ
Để có thể thành công khi chăn nuôi gà Tiên Phong quy mô trang trại cần tuân thủ chặt chẽ yêu cầu kỹ thuật. Không phải vì chúng có khả năng thích nghi tốt mà được phép chủ quan. Bởi khi số lượng đàn đã lên đến hàng nghìn con thì một sai lầm nhỏ cũng khiến bạn thiệt hại rất nhiều.
Hướng dẫn chọn giống và chuẩn bị chuồng úm gà
Đầu tiên hãy chọn gà móng đỏ con sở hữu những đặc tính tốt. Chúng có mắt sáng, nhanh nhẹn, có kích thước tương đối lớn. Lông mượt, không ẩm nước, bụng gọn, rốn kín. Chân cứng cáp, bóng, di chuyển, chạy nhảy bình thường, hai mỏ khép. Chuồng trại, các loại dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng trước khi đưa gà con về nuôi. Lắp đặt hệ thống đèn sợi đốt và rèm che để sưởi ấm.
Trong thời gian 4 tuần đầu, hãy cho sáng đèn cả ngày và đêm. Điều này giúp cho gà không bị nhiễm lạnh. Hơn nữa kích thích chúng ăn để tăng nhanh khối lượng. Thức ăn phải mềm, nhuyễn để gà dễ nuốt và tiêu hoá tốt. Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong lương thực. Chia thành nhiều bữa trong ngày để tránh nhiễm bẩn do dính phải chất thải hay nước uống. Chú ý không dùng các sản phẩm nấm mốc, ôi thiu trong quá trình chăm sóc gà con.
Mật độ thả gà móng đỏ
Quá trình nuôi gà con cần giữ mật độ không được quá 45 đến 50 con/m2. Điều này là cần thiệt bởi nếu quá dày sẽ khiến dẫm đạp lên nhau và có khả năng chết. Cùng với đó chúng sẽ không ăn được nhiều và có ít không gian nên phát triển chậm. Cung cấp đủ nước sạch cho gà uống. Mỗi ngày thay máng đựng nước khoảng 4 đến 6 lần để giữ vệ sinh.
Nguồn thức ăn đa dạng
Sau thời gian một tháng đầu, gà móng đỏ đẹp đã trưởng thành hơn thì có thể thả ra vườn để tìm kiếm thức ăn tự nhiên. Việc chạy nhảy, di chuyển cũng sẽ giúp cho chất lượng thịt cao hơn. Cần tăng lượng dinh dưỡng trong thành phần lương thực. Bên cạnh các loại chế phẩm công nghiệp thì có thể bổ sung thêm giun, dế, tôm, cào cào, mối,…để thêm lượng đạm. Các loại chất xơ như rau xanh, thân chuối cũng rất tốt trong việc đáp ứng yêu cầu về vitamin cho gà.

Khi gà được khoảng 7 tuần tuổi thì xem xét có khả năng sinh sản có tốt không. Nếu có thể cho sản lượng trứng cao thì áp dụng chế độ dinh dưỡng dành cho gà đẻ. Ngược lại thì sẽ chăn nuôi lấy thịt và được vỗ béo liên tục cho đến khi xuất chuồng.
Gà mái cho lượng trứng khá cao
Với gà mái đẻ, khi tỷ lệ đàn cho trứng đạt 40 đến 50% sẽ cho chúng ăn khối lượng 100 đến 110g lương thực/ngày/con. Cứ tăng dần đến khi đạt 65% là cực đại với 135 gam/con/ngày. Sau đó phần trăm gà đẻ sẽ giảm xuống nên cũng hạ dần lượng thức ăn đối với mỗi con khoảng 0,5 đến 1g trong mỗi tuần.
Ngoài thức ăn được mua sẵn có thể tự làm thêm một số thực phẩm cho gà đẻ như sau (tính trung bình cho 1 con gà đẻ):
– 100 gam tinh bột (có thể dùng ngô trộn cám, cơm hay sắn).
– 20 gam bột cá hoặc tép hay giun.
– 50 gam chất xơ (rau xanh, thân chuối,..).
– Bổ sung thêm canxi để tăng độ cứng của vỏ như tôm, cua, vỏ trứng,…
Gà móng đỏ Tiên Phong đã mang lại nguồn lợi lên đến hàng trăm triệu đồng cho nhiều hộ nông dân nước ta. Việc chăm sóc chúng không quá khó và hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Hy vọng, qua những nội dung được chia sẻ mỗi người sẽ có thêm một sự lựa chọn chăn nuôi cho mình. Chúc các bạn thành công!