Nuôi cá công nghiệp là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cao cho ngành chăn nuôi thuỷ sản. Để nuôi cá hiệu quả, người nuôi cần tìm hiểu rất nhiều kiến thức liên quan. Trong đó, chế độ dinh dưỡng của cá là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng của cá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt, sức khoẻ của cá. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều căn bệnh phát sinh ở cá do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Và căn bệnh liên quan đến chất béo lipit là một trong những loại bệnh hay gặp ở cá. Cùng tìm hiểu căn bệnh về chất béo này qua bài viết sau đây để có cách nuôi cá công nghiệp hiệu quả.
Lipid là gì?
Lipid hay còn gọi là chất béo, là những este giữa acid béo và alcol. Đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật. Như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, lạc, vừng… Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thủy sản… Các lipid có nguồn gốc động vật gọi là mỡ. Lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu.
Trong thực phẩm, lipid có nhiều loại như: Phoshorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp với 2 nhóm chính là lipid đơn giản cấu tạo gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và lipid phức tạp có tạo phức ngời C,H,O còn có các thành phần khác như P,S…
Nguyên nhân phát bệnh chất béo lipid ở cá

– Mỡ lỡ vật chất chủ yếu dự trữ nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể cá, 1 gram mỡ oxy hoá cung cấp 9300 calo năng lượng.
– Mỡ ở trong cơ thể bảo vệ và cố định các cơ quan nội tạng.
– Mỡ lỡ thành phần cấu tạo mỡ của màng tế bào.
– Mỡ hoà tan vitamin trong cơ thể đồng thời nó có tác dụng chuyển hoá muối và các acid trong túi mật. Một số acid béo làm tăng sức đề kháng cho cơ thể cá, lỡm máu hoạt động bình thường.
Triệu chứng của bệnh

– Trong thành phần thức ăn, nếu số lượng mỡ thích hợp cá sinh trưởng nhanh, hoạt động của các cơ quan không bị rối loạn.
Các loài cá khác nhau yêu cầu lượng mỡ không giống nhau. Muốn xác định hàm lượng mỡ thích hợp trong khẩu phần thức ăn cần dựa vào tính ăn của cá và nguồn thức ăn. cá dữ khả năng hấp thụ mỡ trong thức ăn mạnh hơn cá ăn thực vật thuỷ sinh thượng đẳng. Cá ăn tạp có thể hấp thụ tốt mỡ và tinh bột làm nguồn năng lượng. Trong thức ăn nếu thiếu mỡ cá sinh trưởng chậm, vây bị đứt.
Ngược lại trong thức ăn thành phần mỡ quá cao làm cản trở tích luỹ đạm, chất lượng thịt giảm, cá sinh trưởng chậm, một số cơ quan nội tạng bị thoái hoá. Nhìn chung trong thức ăn của cá lượng mỡ nên dưới 15%. Đối với cá hồi, trong thức ăn lượng mỡ chỉ trên dưới 5%.
– Mỡ rất dễ bị oxy hoá, sản sinh ra các sản phẩm độc có hại cho sức khoẻ của cá, cá chép ăn phải mỡ bị oxy hoá, sau 1 tháng cột sống biến dạng, cá hồi gan bị vỡ phát sinh hiện tượng thiếu máu. Do đó để đề phòng hiện tượng trên, khi chế biến thức ăn cho cá, khi cho ăn mới bổ sung thành phần mỡ vỡ, đồng thời cung cấp số lượng vitamin E trong khẩu phần thức ăn.