Trong số các bệnh trong chăn nuôi gà, bệnh trúng độc muối ăn là bệnh xảy ra phổ biến và thường xuyên gặp nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự thiếu kinh nghiệm, hiểu biết của người nuôi. Họ vô tình cho gà ăn thức ăn có sẵn hoặc các thức ăn có thành phần dinh dưỡng cho công thức pha trộn cám. Điều này đã khiến cho gà mắc bệnh và làm giảm chất lượng, cũng như năng suất. Nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh, cũng như cách phòng bệnh như thế nào là đúng. Do đó, nếu bạn là người chăn nuôi gà thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân và tác hại của bệnh trúng độc muối ăn

Muối là một trong những thành phần được bổ sung vào thức ăn cho gà. Khi lượng muối vượt quá định mức quy định sẽ làm cho gà trúng độc.
Trúng độc muối ăn làm gà uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.
Gà ăn ngô mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm sưng và xuất huyết.
Triệu chứng và bệnh tích từ ngộ độc muối ăn
Khi gà bị ngộ độc muối ăn, cơ thể của chúng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Triệu chứng

- Đột nhiên gà uống nhiều nước, ăn kém, cơ thể suy nhược. Gà tập trung nhiều xung quanh máng nước.
- Sau 3-4 ngày nhiễm độc, thấy gà biểu hiện triệu chứng thần kinh và bụng gà chứa đầy nước, thở khó.
- Ngộ độc muối làm gà uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc hoá chất gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.
Bệnh tích
- Xác gà xơ xác, phù dưới da.
- Xoang bụng, xoang ngực cũng như ngoại tâm mạc chứa dịch trong, nhiều ít phụ thuộc vào mức độ trúng độc cao hay thấp.
- Đường tiêu hóa chứa ít hoặc không chứa thức ăn.
Biện pháp can thiệp bệnh trúng độc muối ăn
Thay đổi ngay thức ăn trên. Hoặc bổ sung vào thức ăn trên các chất tinh bột và đạm nhưng không bổ sung muối. (Cần phải kiểm tra bột cá trước khi trộn thức ăn. Không được dùng bột cá mặn cho gà ăn).
Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nhiều con, nước giếng khơi, nước ao v… là phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột v.v…